Hà Nội cải tạo, xây dựng chung cư cũ cần cơ chế đặc thù

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hà Nội đang tích cực khởi động lại việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ, nhưng đây không phải vấn đề dễ dàng vì mỗi khu vực chung cư cũ lại có một đặc thù khó khăn riêng.
Hà Nội có hơn 1.570 chung cư cũ
Hà Nội có hơn 1.570 chung cư cũ

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ

Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 1.579 chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960 – 1990. Trong đó 4 quận nội thành có tới gần 1.000 nhà chung cư.

Thời gian vừa qua, Sở Xây dựng cũng đã đánh giá, phân loại được 940 nhà chung cư cũ, trong đó có 200 nhà cấp C (cần sửa chữa lớn để bảo đảm sử dụng bình thường); 6 nhà cấp D (phải sửa chữa lớn, ưu tiên làm ngay vì có nguy cơ sập đổ). Tuy nhiên, đến nay mới có 16 nhà hoàn thành cải tạo, xây dựng mới, đưa vào sử dụng (chiếm hơn 1%).

Như vậy, còn đến 99% các chung cư cũ đang rơi vào tình trạng hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ và không đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, sinh sống cho của người dân.

Theo đó, từ tháng 9/2021, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua dự thảo Đề án "Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội”.

Đến ngày 29/11/2021, UBND TP. Hà Nội tiếp tục phê duyệt Quyết định số 5019/QĐ-UBND về đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

Theo Quyết định này, các kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội dự kiến sẽ được chia 04 đợt. Đợt 1 sẽ lựa chọn triển khai 10 khu chung cư cũ giai đoạn 2021-2025 gồm: 06 khu có tính khả thi (Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng; Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân) và 04 khu có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ; Thành Công; Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp). Công tác trên được tiến hành đồng thời với việc đôn đốc 14 dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư đang triển khai.

Với các chung cư cũ còn lại (Đợt 2, Đợt 3 và Đợt 4) triển khai thực hiện theo kế hoạch trong những năm tiếp theo, đồng thời khuyến khích khu chung cư, nhà chung cư cũ nào hoàn thành kiểm định và quy hoạch thì tổ chức lựa chọn chủ đầu tư triển khai trước.

Nhằm đẩy nhanh công tác cải tạo chung cư cũ, ngày 14/3/2022, UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 907 thành lập Tổ công tác nhằm nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của thành phố về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn.

Vẫn cần những cơ chế đột phá và những chính sách đặc thù

C. Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho thấy các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm đến việc cải tạo chung cư cũ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thực hiện hiệu quả việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ cần có những cơ chế chính sách đặc thù đối với từng chung cư cũ nói riêng và với thủ đô Hà Nội nói chung.

Hà Nội cần những cơ chế đột phá và những chính sách đặc thù đẩy nhanh cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ

Hà Nội cần những cơ chế đột phá và những chính sách đặc thù đẩy nhanh cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ

Theo Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đã đề xuất bổ sung chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và chủ đầu đối với hoạt động cải tạo chung cư cũ. Hai địa phương là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được đề xuất chọn thí điểm cơ chế đặc thù này.

Còn theo Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hà Nội cũng cần phải có biện pháp cụ thể để giải quyết, cải tạo chung cư cũ, đặc biệt là các khu có đặc thù khó khăn. Trong đó, cần có thêm tiêu chí độ khó khăn của mỗi dự án để từ đó thành phố có những cơ chế đặc thù cho từng dự án (như xem xét việc điều chỉnh quy hoạch để được nâng tầng hoặc mở thêm đường giao thông, hỗ trợ chủ đầu tư được nhận thêm đất trống khác để bù đắp...).

Ông Lê Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết: “Hiện Hà Nội chỉ dựa vào một tiêu chí về an toàn kết cấu để xếp hạng các khu chung cư cần cải tạo sớm (hạng D) mà thực chất hiện nay mới kiểm định được 401 khu, trong đó đánh giá 3 khu Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh là cấp D. Chung cư nào cũng yêu cầu hệ số đền bù (K) = 2 (mức tối đa), do vậy, các nhà đầu tư sẽ rất khó thương lượng nếu không có sự vào cuộc của chính quyền, dẫn đến chậm lựa chọn được chủ đầu tư”.

Cũng theo ông Hiệp, một số chung cư cũ có diện tích rất bé chỉ khoảng 10m2 - 20m2, trong trường hợp này, nếu bố trí tái định cư tại chỗ sẽ rất khó khăn vì căn hộ tái định cư sẽ bé hơn diện tích tối thiểu quy định. Như vậy, với phần diện tích dôi ra, người dân không có tiền mua thì xử lý bằng cách nào vẫn là một câu hỏi lớn.

Do đó, Hà Nội rất cần có cơ chế đặc thù để có thể quyết liệt mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết chính sách phát triển, nhanh chóng thay đổi bộ mặt Thủ đô.

Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ là điều cần thiết và cần triển khai nhanh chóng, nếu không có những giải pháp mạnh người dân sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm trực chờ. Những cơ chế đột phá và những chính sách đặc thù vẫn là những yếu tố được mong đợi để thúc đẩy nhanh chương trình cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ./.

TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục rà soát, hỗ trợ xây nhà cho hộ dân khó khăn

TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục rà soát, hỗ trợ xây nhà cho hộ dân khó khăn

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo báo cáo kết quả thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát (NT,NDN) trên địa bàn TP. Theo đó, TP có 325 hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở trên địa bàn 8 quận, huyện. Quá trình thực hiện và tiếp tục phối hợp rà soát, đã điều chỉnh bổ sung nâng tổng số hộ cần xây và sửa chữa nhà là 330.
Ảnh minh họa

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.
Dự án nhà ở xã hội cho công nhân tại KCN Nam Cấm đang trong quá trình hoàn thiện để bán cho công nhân.

Xem xét thu hồi, lựa chọn nhà đầu tư khác triển khai các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(PLVN) - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Sở Xây dựng chủ trì rà soát các dự án xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn, theo chức năng nhiệm vụ để đôn đốc các nhà đầu tư triển khai thực hiện đúng tiến độ. Tham mưu UBND tỉnh xem xét thu hồi, thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư khác vào triển khai thực hiện đối với các dự án chậm tiến độ theo quy định.
Bình Định: Tập trung chuyển đổi các Khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái và thông minh

Bình Định: Tập trung chuyển đổi các Khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái và thông minh

(PLVN) -  UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tại cuộc họp về tình hình hoạt động, triển khai thực hiện các Khu công nghiệp và một số Cụm công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Theo đó trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái cũng như xem xét thu hồi đối với các khu, cụm công nghiệp không hoàn thành chỉ tiêu đầu tư, phát triển được giao trong vòng 02 năm liên tiếp.
Đồng Nai kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

Đồng Nai kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

(PLVN) -Sở Xây dựng Đồng Nai vừa ban hành công văn triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các dự án nhà ở xã hội đã đưa vào sử dụng trên địa bàn TP Biên Hòa, nhằm chấn chỉnh sai phạm, ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng trái phép.
Bình Dương hiện được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” của khu vực phía Nam. (Ảnh: VSIP)

Bình Dương ký kết quy chế phối hợp phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh bền vững

(PLVN) - Ngày 11/4, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, bảo đảm môi trường và thu hút đầu tư có chọn lọc.
(PLVN) - Đến nay hộ dân cuối cùng đã nhận tiền đền bù, bàn giao đất thực hiện Dự án Xây dựng khu dân cư mới thôn Nam Khê (xã Hồng Phong).

Hoàn thành GPMB tại khu dân cư Nam Khê

(PLVN) - Lãnh đạo huyện Nam Sách (Hải Dương) xác nhận hộ dân cuối cùng của địa phương đã nhận tiền đền bù, bàn giao đất thực hiện Dự án Xây dựng khu dân cư mới thôn Nam Khê (xã Hồng Phong).