Hà Nội rà soát để điều chỉnh bổ sung quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng theo ý kiến của Bộ NN&PTNT

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND TP. Hà Nội đã giao các sở ngành rà soát phương án phòng, chống lũ các tuyến sông có đê, phương án củng cố hệ thống đê điều để điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Trước đó, ngày 14/5/2021, UBND TP. Hà Nội đã có công văn số 1471/UBND-ĐT gửi Bộ NN&PTNT về việc đề nghị xem xét, có ý kiến về sự phù hợp của nội dung chính đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).

Ngày 14/7/2021, Bộ NN&PTNT đã có Văn bản số 4409/BNN-PCTT phản hồi và đưa ra những khuyến nghị đối với Hà Nội xung quanh các nội dung được đề cập trong Quy hoạch.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ NN&PTNT, Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có Văn bản 7996/VP-ĐT về việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến về Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Dương Đức Tuấn chỉ đạo:

Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ NN&PTNT tại văn bản nêu trên, hoàn chỉnh hồ sơ đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở); tham mưu, báo cáo UBND TP. Hà Nội, dự thảo văn bản của UBND TP. Hà Nội xin ý kiến Bộ Xây dựng theo đúng quy trình, quy định, tuân thủ đúng chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Văn bản số 180-TB/TU ngày 22-3-2021.

Đối với các nội dung rà soát phương án phòng, chống lũ các tuyến sông có đê, phương án củng cố hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng TP. Hà Nội và các đơn vị có liên quan thực hiện, báo cáo UBND TP. Hà Nội theo quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội chủ trì khẩn trương triển khai công tác lập Quy hoạch thành phố theo Luật Quy hoạch ngày 21-11-2017 đã được UBND TP. Hà Nội chỉ đạo tại Văn bản số 5737/VP-ĐT ngày 10-6-2021, trong đó có tích hợp phương án phòng, chống lũ và đê điều; báo cáo UBND TP. Hà Nội theo quy định.

Trước đó, Bộ NN&PTNT có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Cụ thể, đối với giải pháp quy hoạch về đê và đường ven sông (nâng cấp đê hiện có thành đường chính khu vực và xây dựng 2 tuyến đường ven sông, chạy dọc sông tại các khu vực dân cư được tồn tại, bảo vệ và các khu vực được nghiên cứu xây dựng mới), Bộ NN&PTNT thống nhất với đề nghị của thành phố về việc nâng cấp đê hiện có đảm bảo an toàn chống lũ, kết hợp đáp ứng yêu cầu về giao thông. Đồng thời thống nhất giải pháp quy hoạch xây dựng về đường giao thông trên nguyên tắc không thu hẹp không gian thoát lũ, không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới...

Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, trong quá trình thành phố rà soát điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết trên địa bàn, Hà Nội đã xác định một số khu dân nằm sát bờ sông cần di dời để đảm bảo an toàn. Bộ NN&PTNT đề nghị Hà Nội thực hiện theo Quy hoạch 257. Chiểu theo Phụ lục II của Quy hoạch 257, sẽ có 757 hộ dân thuộc khu Bắc Cầu và 38 hộ dân thuộc khu Bồ Đề (quận Long Biên) sẽ phải di dời.

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.