Hội thảo khoa học thảo luận, lấy ý kiến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 28/2, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học “Thảo luận, lấy ý kiến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) với sự tham dự của hơn 250 đại biểu các cơ quan, ban, ngành thành phố, các viện, trường đại học, đại diện các đơn vị nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học và doanh nghiệp …
Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học Thảo luận, lấy ý kiến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học Thảo luận, lấy ý kiến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tham dự và chỉ đạo Hội thảo

Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là đạo luật rất quan trọng, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới; tạo được sự thống nhất và đồng thuận của nhân dân. Đến nay, việc triển khai lấy ý kiến cơ bản bảo đảm tiến độ từ cấp xã, phường đến cấp quận/huyện, các sở, ban, ngành, mặt trận và đoàn thể các cấp.

Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nhấn mạnh: "Một trong những vấn đề rất lớn của thành phố hiện này là giải quyết những câu chuyện cũ. Ở đây, chúng ta đang tổng kết thực tiễn Luật Đất đai năm 2013, nhưng về bản chất là chúng ta đang phải giải quyết những tồn tại của Luật Đất đai năm 2003"

Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nhấn mạnh: "Một trong những vấn đề rất lớn của thành phố hiện này là giải quyết những câu chuyện cũ. Ở đây, chúng ta đang tổng kết thực tiễn Luật Đất đai năm 2013, nhưng về bản chất là chúng ta đang phải giải quyết những tồn tại của Luật Đất đai năm 2003"

Việc tổ chức buổi hội thảo cấp thành phố hôm nay là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích để trao đổi, lắng nghe các ý kiến tham gia góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, cũng như tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân từ cơ sở về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

“Một trong những vấn đề rất lớn của thành phố hiện này là giải quyết những câu chuyện cũ. Ở đây, chúng ta đang tổng kết thực tiễn Luật Đất đai năm 2013, nhưng về bản chất là chúng ta đang phải giải quyết những tồn tại của Luật Đất đai năm 2003. Chẳng hạn, từ năm 2003-2010, thành phố xác định có hơn 1.300 dự án đang gặp vướng mắc mà thành phố đã đề nghị Chính phủ xem xét giải quyết. Do vậy, trong quá trình thảo luận, các đại biểu phản ánh trung thực nhất thực tế khách quan vì bản chất là xây dựng các quy định của pháp luật mới nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc từ thực tế. Trong quá trình xây dựng, tổng kết, chúng ta rút ra được những vấn đề mà thực tế đang vướng mắc”, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy đề nghị, những đại biểu tham dự hội thảo, nhất là những người làm trực tiếp đang phải giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc thì cần nêu các vấn đề, thực trạng để các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường nắm được, xem xét tham mưu xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”.

Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Đào Trung Chính cho biết, trong quan điểm sửa đổi Luật Đất đai phải tháo gỡ được những tồn tại, vướng mắc tại các địa phương phù hợp với tiến trình phát triển của kinh tế và khơi thông nguồn lực đất đai.

Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Đào Trung Chính cho biết, trong quan điểm sửa đổi Luật Đất đai phải tháo gỡ được những tồn tại, vướng mắc tại các địa phương phù hợp với tiến trình phát triển của kinh tế và khơi thông nguồn lực đất đai.

Tại phiên khai mạc hội thảo, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Đào Trung Chính đã đề cập các quan điểm tiếp cận trong việc sửa đổi Luật Đất đai và các nội dung trọng tâm của dự Luật đất đai (sửa đổi). Theo ông Đào Trung Chính, trong quan điểm sửa đổi Luật Đất đai phải tháo gỡ được những tồn tại, vướng mắc tại các địa phương phù hợp với tiến trình phát triển của kinh tế và khơi thông nguồn lực đất đai. Chúng tôi cũng khuyến nghị các địa phương trong quá trình nghiên cứu, góp ý và xây dựng dự thảo Luật những vướng mắc của địa phương phải được tổng hợp, phản ánh và đưa ra được giải pháp để Bộ TN&MT tiếp thu hoàn thành Luật Đất đai sửa đổi một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

Sau phiên khai mạc, các đại biểu tham gia thảo luận tại 4 phiên thảo luận chuyên đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư và phát triển quỹ đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính và dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính và giá đất và phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng. (Ảnh: T.M)

Khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực từ đất đai

(PLVN) -Chiều 25/4, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 252 Luật Đất đai năm 2024 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Chi Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...