HoREA lo ngại tăng thêm chi phí quỹ đất

(PLO) - Thay vì mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tính 50% theo đề nghị của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), Sở Tài chính TP HCM lại cho rằng mức thu của nhóm đối tượng này phải là 80% mới phù hợp... Theo HoREA, những chi phí này, cuối cùng người tiêu dùng là người phải gánh chịu.
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển sang mục đích phi nông nghiệp sẽ làm tăng chi phí quỹ đất và rồi người tiêu dùng phải chịu?
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển sang mục đích phi nông nghiệp sẽ làm tăng chi phí quỹ đất và rồi người tiêu dùng phải chịu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2014 thì mức nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp: “Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, UBND  cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ)…”.

Theo HoREA, đây là một khoản thu ngân sách mới sẽ làm tăng thêm chi phí tạo lập quỹ đất của tất cả dự án có SDĐ nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp.

Thay vì  mức thu chung 50%, Sở Tài chính TP HCM cho rằng  đối với lĩnh vực sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất thường sử dụng diện tích đất tương đối lớn, nhưng lợi nhuận không cao bằng các lĩnh vực nhà ở, thương mại, dịch vụ.

Vì vậy, Sở Tài chính đề xuất phân thành 02 nhóm đối tượng: Với  trường hợp chuyển mục đích SDĐ chuyên trồng lúa nước thành đất ở; đất kinh doanh dịch vụ, thương mại; tài chính; nhà hàng; khách sạn; văn phòng làm việc và cho thuê: Tỷ lệ phần trăm xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tính bằng 80%;

Với trường hợp chuyển mục đích SDĐ để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; nhà kho, nhà xưởng; hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại - dịch vụ bán hàng bình ổn giá; cửa hàng xăng dầu; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất; bến cảng, bến tàu, bến phà, bến đò, bến xe, nhà ga: Tỷ lệ phần trăm xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tính bằng 50%.

Trước đề xuất này của Sở Tài chính, HoREA cho rằng đề xuất này “chưa thật thấu tình, đạt lý”, bởi lẽ không có cơ sở khoa học và cả trong thực tiễn để nói đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất có lợi nhuận không cao bằng các lĩnh vực nhà ở, thương mại, dịch vụ, vì trên thực tế có những DN chủ đầu tư các khu công nghiệp lớn đã đạt lợi nhuận cao và ổn định hơn các chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS).

Hơn nữa, các chủ đầu tư dự án BĐS nhà ở còn phải thực hiện nghĩa vụ dành 20% quỹ đất kinh doanh để làm nhà ở xã hội; phải dành 20% căn hộ của dự án để cho thuê; phải thực hiện bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai; phải đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước rồi bàn giao cho Công ty Điện lực, Công ty Cấp nước sở hữu, kinh doanh mà không được bồi hoàn..., nhất là trong lúc các chủ đầu tư đang nỗ lực giảm giá thành để người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận nhà ở. 

Trong văn bản gửi Thành ủy, UBND TP, HoREA cho rằng do tình hình thị trường BĐS mới vừa phục hồi và tăng trưởng chưa thực sự vững chắc nên  đề nghị HĐND, UBND TP chỉ quy định mức nộp bằng 50% giá đất trồng lúa nước theo bảng giá đất thì phù hợp hơn. “Bởi lẽ các DN phát triển BĐS đã phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ khi triển khai dự án, mà cuối cùng người tiêu dùng là người phải gánh chịu các loại chi phí này khi mua nhà...” - Văn bản HoREA lưu ý.

Ảnh minh họa.

Sức chịu đựng trước giá đất

(PLVN) -  "Giá đất bị đẩy lên vô tội vạ, vượt sức chịu đựng của nền kinh tế và người dân. Với giá đất bị “thổi” như hiện tại, TP HCM khó thực hiện chương trình xây nhà ở xã hội (NƠXH)", là một trong những nhận định được nêu ra tại Hội thảo khoa học quản lý đất đai trên địa bàn TP HCM, do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Thành ủy TP HCM tổ chức mới đây.
Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

(PLVN) - Sở Xây dựng Đà Nẵng mới có thông báo về việc mở bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê căn hộ tại dự án chung cư nhà ở xã hội khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng. (Ảnh: T.M)

Khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực từ đất đai

(PLVN) -Chiều 25/4, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 252 Luật Đất đai năm 2024 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Chi Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.