Khách hàng có thể mất trắng nếu “mua chui” nhà ở xã hội

(PLO) - Dù có bỏ hàng trăm triệu đặt cọc giữ chỗ mua nhà ở xã hội nhưng hồ sơ không đủ điều kiện như trong quy định thì cũng không được sở hữu nhà ở xã hội.

Khách hàng có thể mất trắng nếu “mua chui” nhà ở xã hội
Tiền mất, tật mang
Trước thực trạng có nhiều sàn giao dịch bất động sản rao thuê, thuê mua nhà ở xã hội trái với quy định. Thậm chí còn yêu cầu khách hàng đặt cọc trước số tiền hàng chục triệu đồng để giữ chỗ. Luật sư Bùi Quang Hưng – thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, điều này sẽ rất nguy hiểm cho khách hàng vì có thể mất trắng một khoản tiền lớn mà không được gì.
Ông Hưng nói: “Bộ Xây dựng quy định nhà ở xã hội không được rao bán tại các sàn giao dịch. Người nào muốn mua phải chuẩn bị hồ sơ gửi đến chủ đầu tư xét duyệt. Sau đó, chủ đầu tư lại phải trình lên ban ngành quản lý thành phố quyết định cuối cùng xem hồ sơ nào được mua. Chính vì vậy, việc các sàn giao dịch bất động sản rao bán nhà ở xã hội là việc làm bất hợp pháp”.
Cũng chính hành vi “bán chui” nhà ở xã hội của các sàn giao dịch BĐS sẽ khiến cho khách hàng dẫn tới những hệ quả pháp lý nghiêm trọng. “Việc đặt tiền giữ chỗ mua nhà ở xã hội cho bên thứ 3 có thể dẫn tới 2 vấn đề sau. Thứ nhất, nếu giao dịch mua nhà được thực hiện thì có thể khách hàng cũng không được nhận sổ đỏ vì chính quyền không cho phép việc mua nhà ở xã hội thông qua bên thứ 3. 
Thứ hai, nếu giao dịch không thực hiện được thì khách hàng khó có thể dòi lại số tiền đặt cọc giữ chỗ lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Vì chẳng cơ quan chính quyền nào chứng nhận cho việc đặt cọc này là hợp pháp” – Luật sư Bùi Quang Hưng phân tích.
Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, người mua nhà ở xã hội tin vào lời môi giới của bên thứ ba sẽ dễ gây ra hậu quả “tiền mất tật mang” khi không được chính quyền và chủ đầu tư công nhận.
Trao đổi với phóng viên, đại diện công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Thủ Đô JSC), chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội EcoHome 2, một dự án đang rất được quan tâm gần đây khẳng định việc bán, cho thuê các căn hộ NOXH thuộc dự án này không thực hiện thông qua bất cứ một bên thứ ba nào, vì vậy khách hàng cần tỉnh táo trước khi đưa ra quyết định nhằm tránh bị lợi dụng, trục lợi bất chính.
Khách hàng mua nhà ở xã hội nên cẩn trọng
Ngoài ra, ông Ngọc còn cho biết hiện nay có hiện tượng giao dịch thuê, thuê mua nhà ở xã hội với các cá nhân với nhau khi chưa đủ thời gian thuê, thuê mua như trong quy định.
Cụ thể, thời hạn thuê, thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là trong 5 năm. Sau khoảng thời gian này thì cá nhân mới có thể cho người khác thuê, thuê mua lại. Nhưng thực tế, có hộ gia đình chỉ ở được vài tháng lại cho người khách thuê, thuê mua mà chủ đầu tư và chính quyền không biết.
“Việc giao dịch thuê, thuê mua nhà ở xã hội giữa các cá nhân với nhau khi chưa đủ thời gian ở 5 năm chắc chắn không có sự công nhận của chính quyền địa phương và chủ đầu tư. Đó chỉ là thỏa thuận giữa các cá nhân với nhau. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, chắc chắn khách hàng sẽ phải chịu nhiều rùi ro pháp lý. Bên mua có thể mất trắng số tiền giao dịch còn bên bán có thể bị chính quyền xử phạt buộc phải rời khỏi căn hộ và không được tham gia mua nhà ở xã hội trong nhiều năm sau đó. Ngoài ra, mọi giao dịch cho các cá nhân chưa đủ 5 năm thì còn bị xem xét xử lý hình sự ” – ông Ngọc nói.
Nói về việc mua nhà ở xã hội, đại diện của Thủ Đô JSC đưa ra lời khuyên: “Hiện nay do nhu cầu nhà ở xã hội là vô cùng lớn, bên cạnh đó nguồn cung có phần hạn chế, nhất là đối với những dự án nhà ở xã hội có hạ tầng tốt nảy sinh tâm lý sốt ruột, nôn nóng muốn muốn thuê, mua nhà ở xã hội.
Chính tâm lý này của khách hàng đã tạo điều kiện cho bên thứ ba tung ra các chiêu trò để chuộc lợi. Để tránh tình trạng này, khách hàng cần giữ bình tĩnh, cẩn trọng, không nên tin vào lời quảng cáo, mời chào từ bên thứ 3 và đặc biệt là tuyệt đối không nên nhận chuyển nhượng nhà ở xã hội”.
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.