Khu du lịch Mẫu Sơn: Vì sao dự án nghìn tỷ 'chết yểu'?

(PLO) - Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn vừa quyết định dừng Dự án khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Núi tuyết Mẫu Sơn khiến giấc mơ về một khu du lịch sầm uất bậc nhất miền Bắc của người dân xứ Lạng bỗng dưng vụt tắt. Nguyên nhân do đâu?
Mẫu Sơn đầy tiềm năng du lịch
Mẫu Sơn đầy tiềm năng du lịch

Giải phóng mặt bằng được 95%

Khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn) từ lâu nổi tiếng là trong lành, mát mẻ, điểm đến của nhiều du khách khu vực phía Bắc. Mẫu Sơn được đánh giá có tiềm năng lớn về du lịch nhưng còn hoang sơ do chưa được đầu tư đồng bộ. Từ lâu, lãnh đạo và người dân tỉnh này mong muốn có nhà đầu tư đủ năng lực để biến tiềm năng Mẫu Sơn thành khu du lịch sầm uất, năng động, làm thay đổi không những diện mạo Mẫu Sơn mà kéo theo toàn tỉnh Lạng Sơn phát triển.

Tháng 12 năm ngoái, biết tin dự án đầu tư vào Mẫu Sơn được khởi công, trong đó có các hạng mục hoành tráng như hệ thống cáp treo, khu văn hóa tâm linh, trượt tuyết, khách sạn 5 sao đã khiến người dân Lạng Sơn từ nông thôn đến thành thị “vui như mở cờ trong bụng”. Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đánh giá đây là dự án lớn nhất xứ Lạng từ trước đến nay.

Theo đó, chủ đầu tư dự án là Cty CP Núi tuyết Mẫu Sơn do ông Nguyễn Việt Phương làm Giám đốc. Với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Cty này được thành lập gồm bốn cổ đông, trong đó ông Phương nắm nhiều cổ phần nhất với 38% vốn điều lệ. Ngày 10/12/2016, trong lễ khởi công, ông Phương cho biết tổng mức đầu tư toàn dự án sẽ khoảng 9.000 tỷ đồng, được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu xây dựng hệ thống cáp treo và khu du lịch văn hóa tâm linh; Giai đoạn hai xây dựng khu vui chơi giải trí, trượt tuyết nhân tạo, bảo tàng thiên nhiên, công viên nhân tạo; Giai đoạn ba xây dựng khu làng nghỉ dưỡng với các khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 5 sao… Khi đó dự kiến, dịp 30/4/2018 sẽ hoàn thành và đưa hệ thống cáp treo vào phục vụ du khách.

Sau ngày khởi công hoành tráng, chủ đầu tư từng bước thực hiện dự án với ngổn ngang công việc phía trước. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PLVN, lúc này nội bộ cổ đông sáng lập Cty CP Núi tuyết Mẫu Sơn phát sinh một số vấn đề, nhiều cổ đông chưa góp vốn theo đúng thời gian quy định. Mọi việc gần như chủ yếu một mình ông  Phương đứng ra gánh vác, triển khai dự án.

Một số công việc đã được chủ đầu tư thực hiện như kiểm đếm, giải phóng mặt bằng được 95%, chi trả tiền đền bù một phần cho các hộ dân; trồng cây tạo cảnh quan; thiết kế xong quy hoạch cơ sở tỷ lệ 1/500 từ tháng 5/2017, chờ Sở Xây dựng Lạng Sơn phê duyệt… Đặc biệt, chủ đầu tư đã liên kết với Trường Văn hóa nghệ thuật Lạng Sơn đào tạo nhiều sinh viên du lịch, cam kết sẽ tuyển dụng hàng trăm nhân lực khi dự án Mẫu Sơn đi vào hoạt động.

Sở “trảm” dự án

Khi dự án đang được chủ đầu tư thực hiện thì ngày 14/8/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Lạng Sơn ra quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Cty CP Núi tuyết Mẫu Sơn, với lí do hồ sơ cấp giấy này không hợp lệ; tài liệu đề nghị cấp của chủ đầu tư không hợp pháp, không chính xác về nội dung. Điều này khiến chủ đầu cho rằng Sở này đã “vội vã” và “không lường trước được hậu quả”.

Theo quy định, trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Sở KHĐT là đơn vị thẩm định hồ sơ, năng lực chủ đầu tư. Việc Sở KHĐT Lạng Sơn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư rồi sau đó ra quyết định “hủy bỏ” trong thời gian chưa đầy một năm có trách nhiệm liên quan đến những người thẩm định hồ sơ dự án này. 

Nhằm làm rõ việc thẩm định hồ sơ, PLVN đã liên lạc với Bí thư Thành ủy TP Lạng Sơn Nguyễn La Thông (thời điểm đó là Giám đốc Sở KHĐT Lạng Sơn) người ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cty Núi tuyết Mẫu Sơn, nhưng ông này từ chối trả lời với lí do đã chuyển công tác.

Trong khi đó, ông Dương Công Vỹ, Giám đốc Sở KHĐT Lạng Sơn hiện nay cho biết sau khi rà soát quy trình, Sở quyết định “hủy bỏ” Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Cty Núi tuyết Mẫu Sơn. Ông cũng cho rằng dự án chậm tiến độ; nguyên nhân do chủ đầu tư khó khăn về tài chính. 

Theo ông Nguyễn Việt Phương, quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Sở KHĐT Lạng Sơn là trái pháp luật, do đó công ty đang đồng thời khiếu nại và chuẩn bị thủ tục khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường nếu Sở này không rút lại quyết định. Ông Phương ước tính, nếu cộng cả chi phí đã đầu tư và thiệt hại ông phải bồi thường cho các đối tác, công ty sẽ yêu cầu bồi thường khoảng 250 tỷ đồng.

Quyết định “hủy bỏ” Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Sở KHĐT Lạng Sơn đúng hay sai sẽ được phán quyết tại tòa án, nhưng có một thực tế, dù đúng, dù sai thì cả nhà đầu tư và lãnh đạo Sở KHĐT, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đang “nợ” người dân xứ Lạng do đang để “nàng thơ” Mẫu Sơn nằm ngủ quá lâu, bởi họ không quan tâm đến quy trình cấp giấy phép đầu tư đúng hay sai mà chỉ mong ngóng Mẫu Sơn đầy tiềm năng sẽ được đánh thức, trở nên hoa lệ và náo nhiệt, thay thế khung cảnh hoang sơ, lạnh lẽo hiện nay. 

Ảnh minh hoạ.

Tiếp sức cho người trẻ an cư

(PLVN) -  Sáng 13/6, thị trường bất động sản đón thêm tín hiệu tích cực, sau khi Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 294/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình thị trường bất động sản.
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại quận Tây Hồ (Ảnh: Tiền Phong)

Hà Nội quyết liệt xử lý việc ao hồ bị san lấp trái phép

(PLVN) - Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 8669 về việc kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng người dân, tổ chức lợi dụng thời điểm chuyển tiếp, thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự ý xây dựng công trình trái phép, gây bức xúc dư luận xã hội, xảy ra tại một số địa phương.
Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) -  Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” diễn ra sáng 5/6. Theo Thứ trưởng Sinh, Nghị quyết 201/2025/QH15 mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cũng như giải quyết những khó khăn từ thực tiễn đặt ra.
Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

(PLVN) - Trước nhiều kiến nghị của người dân liên quan đến giá thuê nhà tại các chung cư do TP Hải Phòng đầu tư bằng ngân sách, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã có Thông báo kết luận chính thức, trong đó khẳng định việc tính giá thuê nhà đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng cảnh báo dừng dự án nếu địa phương chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng

(PLVN) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,88%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng nhiều dự án ì ạch, thậm chí chưa giải ngân, Bộ trưởng Trần Hồng Minh ra công điện yêu cầu các địa phương phải dứt điểm các vướng mắc, đặc biệt là công tác mặt bằng. Nếu không cải thiện, các dự án sẽ bị xem xét dừng, giao lại địa phương theo quy định mới.
Chung cư HH1-HH2, HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình

Hải Phòng: Xử lý nghiêm các vi phạm tại các chung cư thuộc tài sản công

(PLVN) - Hiện nay các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn TP Hải Phòng đang bị sử dụng sai mục đích, nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý mua bán, sang nhượng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm nhằm chấn chỉnh việc quản lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công.
Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 1 triệu căn NƠXH đến năm 2030.
Một dự án NƠXH tại TP HCM. (Ảnh: T.Giang)

TP HCM: Đề xuất gỡ vướng vấn đề xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà ở thương mại (NƠTM) không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (NƠXH). Thay vào đó, các CĐT được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất trên hoặc bố trí NƠXH tại các vị trí khác.
Ảnh minh hoạ.

Giải pháp căn cơ với đất ven sông

(PLVN) -  Hà Nội là TP của những dòng sông, nên số lượng đất ven sông, bãi bồi là rất lớn. Theo báo cáo của UBND Hà Nội công bố cuối 2024 cho thấy, chỉ riêng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội đã rộng khoảng 23.551ha, liên quan gần 364 ngàn nhân khẩu, hơn 94 ngàn hộ gia đình.