Khu giãn dân Gốc Sữa: Khốn khổ vì bản “quy hoạch ảo”

(PLVN) - Gần như tất cả các ngôi nhà tại khu Gốc Sữa (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đều cao từ 4 tầng trở lên, trong khi UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định quy hoạch khu vực này chỉ 3 tầng. Nghịch lý “quy hoạch một đằng, xây một nẻo” này có do lỗi người dân, hay do họ đã bị duy trì một quy hoạch lỗi thời, thiếu thực tế trong nhiều năm?
Việc chỉ cho phép xây nhà cao đến 3 tầng ở khu Gốc Sữa bị đánh giá là bất hợp lý, lạc hậu, phi thực tế.
Việc chỉ cho phép xây nhà cao đến 3 tầng ở khu Gốc Sữa bị đánh giá là bất hợp lý, lạc hậu, phi thực tế.

Bản “quy hoạch” vừa bất hợp pháp, lỗi thời, phi thực tế

Như PLVN từng thông tin, năm 2009, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm (cũ) là ông Nguyễn Cao Chí đã ký, đóng dấu “chấp thuận” vào một bản “minh họa tổng mặt bằng” do Cty TNHH Thiết kế & Xây dựng nhà đề xuất, thể hiện tầng cao công trình ở khu giãn dân Gốc Sữa là 3 tầng và mỗi thửa phải dành khoảng 15-20% diện tích phía trước làm vườn trồng cây xanh. 

Dù đến nay UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định khu vực này vẫn chỉ cấp phép xây dựng ở mức 3 tầng, nhưng trên thực tế hầu hết nhà ở tại đây đã xây cao từ 4 tầng trở lên (có nhà đến 7 tầng) và xây dựng 100% diện tích đất (không để đất làm vườn trồng cây phía trước). Trong khi đó khu vực xung quanh đều đã được điều chỉnh quy hoạch xây dựng nhà cao tầng.

Ông Nguyễn Văn Diễn (SN 1946, có một lô đất tại khu Gốc Sữa) cho rằng: “Cái gọi là “bản vẽ minh họa tổng mặt bằng” (khổ A0) có chữ ký của Chủ tịch huyện Nguyễn Cao Chí năm 2009 không phải là một Quy hoạch hợp pháp, không được dùng làm căn cứ cấp phép xây dựng vì sai cả nội dung, hình thức lẫn thẩm quyển. Một quy hoạch hợp pháp phải được phê duyệt bằng quyết định hành chính (chứ không thể chỉ ký, đóng dấu vào bản vẽ), do  cơ quan nhà nước có chuyên môn về quy hoạch trình duyệt (không phải là một DN đề xuất) và bắt buộc phải kèm theo Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, Bản đồ quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan…”.

“Hơn nữa, theo nội dung xác nhận của ông Chí thì “Bản minh họa tổng mặt bằng” trên chỉ là “để lập dự án” chứ không thể “biến báo” rằng đây là căn cứ pháp lý để quản lý và cấp phép xây dựng tại khu vực được”, vẫn lời ông Diễn.

Tuy nhiên, tại công văn xin ý kiến Sở Quy hoạch Kiến trúc vào tháng 2/2019, UBND quận Bắc Từ Liêm vẫn cho rằng, “thực hiện Quyết định 116/2003/QĐ-UB ngày 30/9/2003 của UBND TP Hà Nội, ngày 3/4/2009, UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã phê duyệt bản vẽ quy hoạch…”.

Ông Diễn cho rằng như vậy sự việc còn có dấu hiệu “lạm quyền” bởi tại QĐ 116 nêu trên (có nội dung phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng khu đất đấu giá xã Xuân Đỉnh tỷ lệ 1/500) , UBND Hà Nội chỉ giao Chủ tịch huyện Từ Liêm chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch được duyệt và xử lý việc xây dựng sai quy định theo thẩm quyền; chứ không có nội dung nào giao Chủ tịch huyện Từ Liêm được “cụ thể hóa” quy hoạch 1/500 của cấp trên.

Cho rằng việc duy trì cái gọi là “quy hoạch” vừa bất hợp pháp, vừa lỗi thời, phi thực tế, gây thiệt hại, ông Diễn đã có nhiều đơn tố cáo, khiếu nại, đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm hủy bản quy hoạch “ma” năm 2009; lập quy hoạch chính thức làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng, tránh việc lợi dụng để duy trì cơ chế “xin - cho” hoặc “phạt cho tồn tại”.

Nhức nhối đến bao giờ?

Được biết, ngày 2/12/2015, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định 6632/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu H2-1 (tỷ lệ 1/2000), trong đó có việc đổi ký hiệu ô đất khu Gốc Sữa thành C1-NO1 và quy định công trình ở đây cao từ 3-45 tầng.

Thế nhưng suốt 5 năm qua, UBND quận Bắc Từ Liêm vẫn “kiên trì” việc cấp phép xây dựng 3 tầng dù người dân liên tục kiến nghị phải cấp phép trên 3 tầng theo quy hoạch mới. 

“Nhiều năm nay, quy định cấp phép 3 tầng này đã thể hiện sự vô lý nhưng vẫn tồn tại thì quả là bất thường? Tồn tại này do năng lực cán bộ hay xuất phát từ động cơ muốn duy trì quyền được “ban phát” hoặc lợi ích của nhóm người nào đó? TP đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra công vụ và rà soát, vì sao chưa xử lý chuyện này?”, ông Diễn nêu nghi vấn.

Ngạc nhiên không kém, với chức năng cơ quan chuyên môn giúp UBND TP Hà Nội thực hiện chức năng quản lý về quy hoạch, đáng lẽ Sở Quy hoạch Kiến trúc phải “tuýt còi” “bản vẽ minh họa” trên. Nhưng tại văn bản trả lời quận, Sở này vẫn cho rằng các chỉ tiêu thể hiện trên bản vẽ tổng thể được UBND huyện Từ Liêm chấp thuận ngày 3/4/2009 “nằm trong khung tiêu chí của Quy hoạch phân khu đô thị H2-1” (được TP duyệt năm 2015).

“Là cơ quan trình TP duyệt Quy hoạch H2-1 trên, chẳng lẽ Sở Quy hoạch Kiến trúc không biết rằng khu đất đã không được ký hiệu TT (thấp tầng); Còn chiều cao 3 tầng thì giờ cũng đã bị coi là “tối thiểu” chứ không phải “tối đa”; khái niệm  “cao 3 tầng” khác hẳn với khái niệm “cao từ 3 đến 45 tầng”, ông Diễn nói.

Chưa hết, Quyết định phê duyệt quy hoạch H2-1 của TP cũng nêu rõ: “Ranh giới, quy mô và các chỉ tiêu kiến trúc cụ thể sẽ được xác định chính xác trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo quy định… đảm bảo phù hợp với quy hoạch hoặc phân khu”. Luật Quy hoạch cũng đã có quy định rõ về thẩm quyền, trình tự phê duyệt quy hoạch phân khu.

Tuy nhiên, sau 6 năm từ khi có quy hoạch phân khu, khu Gốc Sữa vẫn chưa có được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Liệu Sở Quy hoạch Kiến trúc đã làm hết trách nhiệm trong việc này? 

Được biết, vào năm 2019, ông Diễn đã có đơn tố cáo một số cán bộ UBND quận Bắc Từ Liêm sử dụng quy hoạch bất hợp pháp để “hành” dân. Tuy nhiên, UBND quận Bắc vẫn cho rằng Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng được cơ quan này chấp thuận năm 2009 có các chỉ tiêu quy hoạch phù hợp để cấp phép xây dựng.

Cho rằng có sự bao che, tháng 8/2020, ông Diễn tiếp tục có đơn tố cáo lần 2. Tại buổi làm việc mới đây, Thanh tra quận cho rằng, nếu ông Diễn không nhất trí với kết luận giải quyết tố cáo thì có thể gửi đơn đến UBND TP Hà Nội để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

(PLVN) - Cùng với việc làm rõ có hay không và căn cứ pháp lý của việc chuyển đổi công năng diện tích đất hơn 10.600m2 , UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chuyên môn rà soát việc chuyển nhượng một phần dự án tại dự án Khu công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt do do Công ty cổ phần địa ốc Trung Nam làm chủ đầu tư.
Ảnh minh họa

TP Hồ Chí Minh tìm cách cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân

(PLVN) - Tại chương trình công nhân gặp gỡ lãnh đạo TP do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức mới đây, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH), nguồn cung khan hiếm. "Chúng tôi chỉ nghe NƠXH trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao", anh Nguyễn Trần Đăng Minh, công nhân Cty Dịch vụ công ích quận 10 nói.
Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

(PLVN) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và Tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công Lễ cất nóc tòa S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 tòa tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP HCM trong suốt thời gian qua.
Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

(PLVN) -  Đón 5.000 - 10.000 lượt khách/ngày, doanh thu thương mại tăng đột biến, Regal Legend đang trở thành “bến đỗ” của giới đầu tư phía Bắc, đặc biệt làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước những thông tin về dòng sản phẩm bất động sản dòng tiền sắp ra mắt trong thời gian tới.
Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Tưng bừng khai trương bến du thuyền Marina Royal tại bán đảo Van Phuc City

Tưng bừng khai trương bến du thuyền Marina Royal tại bán đảo Van Phuc City

(PLVN) -  Sau thời gian khởi công và triển khai xây dựng, vào chiều ngày 04/05/2024 vừa qua tại bán đảo Van Phuc City đã tổ chức thành công buổi lễ khai trương bến du thuyền Marina Royal dưới sự quản lý và vận hành của Vietyacht - Nhà phân phối độc quyền các sản phẩm du thuyền hàng đầu Việt Nam.