Kiến nghị tạo quỹ đất sạch từ vốn ngân sách

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) đề xuất dùng vốn ngân sách để đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, thực hiện đấu thầu, đấu giá.

Đây là phát biểu của ông Đinh Dũng Sỹ tại Phiên họp Tham vấn ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 4/8 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, khi ông đóng góp về quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong Dự thảo Luật.

“Đấu thầu, đấu giá càng nhiều thì càng tốt”

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) nhấn mạnh, vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là cực kỳ phức tạp. Về tổng thể, ông ủng hộ quan điểm cần sử dụng vốn ngân sách tạo quỹ đất sạch. Tức là dùng vốn ngân sách để đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, thực hiện đấu thầu, đấu giá.

“Tôi không phải chuyên gia kinh tế nhưng nhìn thấy đây là giải pháp tốt nhất để xử lý địa tô chênh lệch và cũng là giải pháp tốt nhất để xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người bị thu hồi đất, Nhà nước và nhà đầu tư”, ông Sỹ nói.

Ông phân tích thêm, nếu đấu thầu, đấu giá sử dụng đất sạch đã được Nhà nước sử dụng ngân sách để giải phóng mặt bằng, người bị thu hồi đất chịu thiệt một chút nhưng sẽ nghĩ Nhà nước có lợi, “còn nếu nhà đầu tư có lợi người ta sẽ không chịu”. Vì vậy, theo ông, nếu làm được càng nhiều đấu thầu, đấu giá thì càng quý.

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Lê Bình)

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Lê Bình)

Tuy nhiên, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi vốn ở đâu? Ông Sỹ gợi ý, có thể nghĩ đến cơ chế để mời các ngân hàng thương mại vào cho vay. “Nếu như có cơ chế, giao quyền cho các tổ chức phát triển quỹ đất cho phép các ngân hàng thương mại vào cho vay để đền bù, giải phóng mặt bằng. Sau đó đấu thầu, đấu giá rồi hoàn trả lại cho ngân hàng. Các ngân hàng thương mại không thiếu vốn và nếu thấy dự án nào khả thi họ sẵn sàng tham gia...”, ông Sỹ kiến nghị.

Cùng quan tâm, nhiều ý kiến tán thành với việc Dự thảo Luật quy định cụ thể, rõ ràng tiêu chí phân định những dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng nào sẽ được tiến hành đấu thầu, đấu giá hay tự thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất (theo diện tích dự án), thay vì giao HĐND cấp tỉnh quyết định. Bởi cách quy định này sẽ có tiêu chí áp dụng thống nhất trên cả nước, tránh lúng túng do địa phương không xác định được dự án nào là “dự án trọng điểm thực hiện đấu thầu”.

Quy định cụ thể các dự án thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội

Trước đó, gợi ý thảo luận về vấn đề này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu cho biết đã tiếp thu ý kiến thẩm tra và ý kiến đại biểu Quốc hội về việc không quy định dẫn chiếu sang các điều khác mà quy định rõ các trường hợp thu hồi đất.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Theo đó, sửa đổi các quy định tại Dự thảo Luật theo hướng quy định cụ thể các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, bao gồm: dự án kết cấu hạ tầng vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng phát triển; dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng (trừ công viên, vườn hoa, bãi tắm và các khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác không thu phí của người dân).

Đối với dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng, Dự thảo Luật đưa ra 2 phương án về xác định tiêu chí thu hồi và thực hiện đấu giá, đấu thầu.

Trong đó, phương án 1 giao HĐND quyết định dự án trọng điểm thực hiện đấu thầu dựa trên các nguyên tắc như bảo đảm hiệu quả sử dụng đất, khả năng bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quỹ đất hiện có tại địa phương...

Phương án 2 quy định tiêu chí phân định theo quy mô về diện tích dự án, trên 10ha là trường hợp đấu thầu, không phân biệt loại đất thực hiện dự án; dưới 10ha và không sử dụng đất ở là trường hợp đấu giá; dưới 10ha và có sử dụng đất ở là trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng quyền sử dụng đất đang có.

Dự luật cũng quy định rõ đấu giá đối với dự án đầu tư sử dụng đất sạch có sẵn (không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) giao tổ chức phát triển quỹ đất phát triển, quản lý và khai thác. Đối với dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng, quy định rõ đấu giá, đấu thầu đối với dự án cũng như thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng quyền sử dụng đất đang có...

Ảnh minh họa

'Gỡ vướng' cho nhà tái định cư

(PLVN) - Có một nghịch lý từ lâu nay đã tồn tại ở một số địa phương. Đó là trong khi giá nhà chung cư rất đắt, nhiều người tìm mua, thì một số khu nhà tái định cư lại không sử dụng đến, thậm chí bỏ hoang lãng phí.
Đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT, cán bộ lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở TN&MT ở 63 tỉnh, thành dự Hội nghị, tham gia ý kiến, thảo luận những vấn đề thắc mắc về các Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2024.

Bộ TN&MT nói về điểm mới của Nghị định số 88/2024 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(PLVN) - Các đại biểu tham dự Hội nghị do Bộ TN&MT tổ chức phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, được nghe Phó Cục trưởng Cục quy hoạch và phát triển nguyên đất nói về điểm mới, nét nổi bật của Nghị định số 88 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
Tham gia Hội nghị có hàng trăm cán bộ, lãnh đạo trong ngành tài nguyên môi trường của 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Phổ biến điểm mới, nổi bật của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

(PLVN) - Tiếp tục chương trình Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 do Bộ TN&MT tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, chiều nay, Hội nghị được nghe Phó Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024.
Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 18.100 căn nhà ở xã hội.

Hải Phòng: Dồn lực hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

(PLVN) - Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội (NƠXH), TP Hải Phòng đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai các dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao NƠXH, đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH.
Mẫu sổ hồng mới. (Ảnh minh họa).

Từ ngày 01/8/2024 chính thức có mẫu “sổ hồng, sổ đỏ” mới

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, mẫu sổ đỏ/ sổ hồng mới từ ngày 01/8/2024 theo Luật Đất đai 2024 sẽ thực hiện theo mẫu tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Phối cảnh Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên.

Hải Phòng công khai giá nhà ở xã hội

(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng tại Thông báo số 335 ngày 26/7/2024 về Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp nghe báo cáo thủ tục của người dân mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP, Sở Xây dựng Hải Phòng đã thông tin về các Dự án NƠXH, trình tự thủ tục và đối tượng, điều kiện mua NƠXH.
UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

(PLVN) - UBND huyện Bảo Lâm thông tin, vừa qua, dư luận phản ánh về việc UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 29/12/2021 ban hành Thông báo 315/TB-UBND, trong đó tạm dừng tác động đầu tư, xây dựng, thi công công trình trên đất..., với 15 hộ tách thửa sai quy định và một số khu vực khác tại thôn 5, 6 (xã Lộc Quảng) để rà soát thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

(PLVN) - Luật Đất đai 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật kinh doanh Bất động sản 2023 đã được Quốc hội thông qua và sẽ đồng loạt có hiệu lực vào ngày 01/01/2025. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, mới đây Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị và trình Quốc hội đưa 3 đạo luật trên sớm có hiệu lực, bắt đầu từ hôm nay 1/8/2024.