Kiều hối đổ vào bất động sản TP HCM đạt một tỷ USD mỗi năm

3 năm trở lại đây, kiều hối TP HCM đạt trên dưới 5 tỷ USD mỗi năm với 21% dòng tiền đổ vào bất động sản.

Tại hội thảo "Phát triển bất động sản Việt Nam: Tầm nhìn và triển vọng" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 11/8, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP HCM cho biết, kiều hối đang đóng góp nguồn vốn tích cực cho lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, kiều hối bình quân trong 3 năm trở lại đây của TP HCM đạt khoảng trên dưới 5 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, nguồn kiều hối này đổ vào lĩnh vực bất động sản ước tính trên 21%. Như vậy, bình quân 1 năm có trên 1 tỷ USD đổ vào bất động sản. Ông Minh đánh giá, đây là sự hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển bất động sản, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế TP HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Minh cho hay, bên cạnh kiều hối đổ vào bất động sản dồi dào, cơ cấu tín dụng cho bất động sản hiện nay khá ổn định. Tổng dư nợ tín dụng 7 tháng đầu năm 2018, tại TP HCM đạt 1.128.000 tỷ đồng, có 75% dành cho sản xuất kinh doanh, 10,8% dành cho bất động sản và 14% dành cho vay tiêu dùng.

Ước tính có khoảng 40% trong cơ cấu vay tiêu dùng là đổ vào bất động sản tuy nhiên, theo ông Minh, điều này không đáng lo ngại bởi hệ số rủi ro rất thấp do các khoản vay tiêu dùng đều có tài sản đảm bảo.

Dư nợ trung và dài hạn chiếm 53%, ngắn hạn 47%. Tín dụng bất động sản chiếm 10,8% trong tổng dư nợ, đạt 208.000 tỷ. Đối chiếu 5 năm qua, dư nợ tín dụng bất động sản năm sau cao hơn năm trước bình quân 11% và cao nhất 12,5%, thấp nhất 10,8%. Giai đoạn hiện nay, tín dụng bất động sản dù tăng nhưng tăng chậm hơn mức độ tăng trưởng chung, đi đúng hướng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và nhà quản lý.

Ông Minh cho biết thêm, qua những bài học sâu sắc từ 2008-2010, NHNN đã có cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ rủi ro bất động sản và chỉ cấp phép cho những nhà đầu tư có năng lực tài chính, năng lực triển khai dự án. Luật Đất đai còn yêu cầu nhà đầu tư khi bán dự án hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh cho người mua nhà.

Theo VnExpress
Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.
Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.