Lấy ý kiến về đề xuất chuyển mục đích sử dụng 4.500 ha đất làm cao tốc Bắc – Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo tờ trình của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước để lấy đất làm tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021 - 2025).
Lấy ý kiến về đề xuất chuyển mục đích sử dụng 4.500 ha đất làm cao tốc Bắc – Nam

Theo đó, Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển mục đích sử dụng hơn 4.500 ha đất, trong đó có hơn 2.886 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, 1.537 ha đất lúa. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án mà có sự thay đổi số liệu về diện tích so với số liệu tại nghị quyết, Chính phủ đề xuất UBND cấp tỉnh có dự án báo cáo HĐND cấp tỉnh quyết định để triển khai thực hiện.

Chính phủ cũng đề xuất trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, trường hợp phát sinh diện tích chiếm dụng rừng do xây dựng khu tái định cư, khai thác mỏ vật liệu, nhu cầu đổ chất thải rắn xây dựng… để thực hiện dự án mà thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng thì cho phép UBND tỉnh báo cáo HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định.

12 dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông được đầu tư xây dựng giai đoạn 2021-2025 gồm các đoạn Hà Tĩnh-Quảng Trị (267km), Quảng Ngãi-Nha Trang (353km) và Cần Thơ-Cà Mau (109km) với tổng chiều dài khoảng 729km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố, với sơ bộ tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng heo hình thức đầu tư công, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.

Tổng diện tích đất chiếm dụng phục vụ dự án khoảng 5.481ha. Trong đó, đất trồng lúa hai vụ khoảng 1.532ha, đất nông nghiệp khác khoảng 1.280ha, đất dân cư khoảng 502ha, rừng phòng hộ khoảng 110ha, rừng sản xuất khoảng hơn 1.400ha, đất khác khoảng 621ha.

Diện tích rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng gồm Hà Tĩnh (36,1ha), Quảng Bình (61,2ha), Quảng Trị (1,5ha), Bình Định (7,5ha), Phú Yên (3,7ha). Diện tích chiếm dụng rừng sản xuất, gồm Hà Tĩnh (179,7ha), Quảng Bình (405,4ha), Quảng Trị (59,4ha), Quảng Ngãi (91,3ha), Bình Định (150,2ha), Phú Yên (210,8 ha), Khánh Hòa (339,2 ha).

Liên quan đến dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, cho biết từ ngày 13 đến 15/3, Bộ GTVT đã bàn giao mốc giới giải phóng mặt bằng cho các địa phương khoảng 136,3 km và đến nay đã tiếp tục bàn giao thêm 84,5 km (tổng số 220,8 km đạt 30,3% tổng chiều dài tuyến).

Dự kiến đến 30/4, Bộ GTVT tiếp tục phê duyệt và bàn giao thêm khoảng 275,6 km (tổng số 496,4 km đạt 68% tổng chiều dài tuyến). Các đoạn còn lại sẽ tiếp tục bàn giao từng phần và hoàn thành toàn bộ trước ngày 30-6.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết đối với vật liệu phục vụ dự án, bộ rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1, trong giai đoạn 2, mỏ nào khai thác được, cự li bao nhiêu, trữ lượng bao nhiêu và kết cấu vật liệu như thế nào phải rõ ràng trong hồ sơ.

“Lần này chúng tôi yêu cầu hồ sơ dự án phải có 1 hồ sơ về mỏ vật liệu, 1 hồ sơ về giải phóng mặt bằng và một hồ sơ về vấn đề bãi đổ thải, rõ ràng rành mạch chứ không chung chung”- lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các địa phương triển khai khẩn trương các công tác đo đạc, kiểm đếm, lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư giai đoạn 2 của dự án, phấn đấu bàn giao ít nhất 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây dựng đến 31/12 năm nay.

Các địa phương rà soát, thống nhất với Bộ GTVT trong việc khảo sát, điều tra mỏ vật liệt, bãi đổ chất thải xây dựng, thỏa thuận về vị trí, trữ lượng mỏ vật liệu, bãi thải cũng như triển khai các thủ tục liên quan để chủ động có đầy đủ nguồn vật liệu xây dựng phục vụ dự án. “Đây là việc khó, mong các địa phương chủ động vào cuộc thì mới đạt yêu cầu”- Phó Thủ tướng nói.

Bộ TN&MT được Phó Thủ tướng giao thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất cho dự án. Bộ GTVT thẩm tra, phê duyệt 12 dự án thành phần trước ngày 30/6/2022. Thực hiện thủ tục lựa chọn, chỉ định nhà thầu thi công thực sự có năng lực về tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Mục tiêu phải khởi công đồng loạt 12 dự án ngay trong năm 2022.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ KH&Đ khẩn trương trình Chính phủ ban hành văn bản phù hợp với việc thực hiện chỉ định thầu theo nghị quyết của Quốc hội thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.
Chống thất thu đối với chuyển nhượng bất động sản hai giá. Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Cơ quan thuế khẩn trương phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá để tạo thị trường bất động sản lành mạnh.
Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin tại Diễn đàn.

Bộ Xây dựng lý giải hiện tượng 'sốt giá' bất động sản

(PLVN) - Ngày 27/11, tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, hứa hẹn mở ra một chu kỳ phát triển mới, đồng thời lý giải nguyên nhân hiện tượng 'sốt giá' hiện nay.