Ngân hàng bị mua bắt buộc trong tình huống nào?

(PLO) - Đầu tuần này, từ phiên tòa xét xử sai phạm tại Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) trước đây, lợi ích và trách nhiệm cổ đông (tổ chức đầu tư) từ việc ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng một lần nữa được nhắc lại.
Theo Ngân hàng Nhà nước, quá trình thực hiện quy định về xử lý ngân hàng yếu kém (trong đó có việc mua lại bắt buộc) còn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, dẫn đến khó khăn lớn cho cơ quan này khi triển khai
Theo Ngân hàng Nhà nước, quá trình thực hiện quy định về xử lý ngân hàng yếu kém (trong đó có việc mua lại bắt buộc) còn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, dẫn đến khó khăn lớn cho cơ quan này khi triển khai

Trùng hợp về thời điểm, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo báo cáo về dự án luật hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, trong đó có nội dung về tình huống phải mua lại bắt buộc ngân hàng thương mại.

Trước khi phải dùng đến biện pháp trên, như thực tế thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét đưa ngân hàng thương mại đó vào diện bị kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, ngay cả bước này cũng còn những vướng mắc pháp lý.

Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, khuôn khổ pháp lý liên quan đến quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều nội dung chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ.

Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định 4 trường hợp xem xét đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, gồm: có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán; khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% vốn điều lệ thực có và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém.

Nhưng trên thực tế thời gian qua, có tình huống ngân hàng thương mại lỗ âm tới gấp 2-3 lần vốn điều lệ còn do nguyên nhân chủ quan khác chứ không phải rủi ro trong kinh doanh đơn thuần. Lỗ lớn như vậy nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng cơ sở pháp lý hiện chưa quy định rõ việc tiến hành ngay thủ tục phá sản mà không cần thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng yếu kém không thể và không cần phục hồi...

Trước tình huống trên, khi cổ đông không thể khắc phục được tình trạng âm vốn, khi chưa tiến hành ngay được việc phá sản, trong khi phải ngăn chặn hiệu ứng đổ vỡ, đặc biệt là với tâm lý người gửi tiền với an toàn hệ thống, cũng như với ổn định vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải mua lại bắt buộc (ba trường hợp thời gian qua có giá 0 đồng).

Trong tình huống mua lại đó, chính Ngân hàng Nhà nước cũng có một số băn khoăn.

Thứ nhất, theo dự thảo báo cáo trên, Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã có quy định cụ thể về việc Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp mua cổ phần bắt buộc và giao Thủ tướng Chính phủ quy định về việc mua cổ phần bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, quá trình thực hiện quy định trên còn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, dẫn đến khó khăn lớn cho cơ quan này khi triển khai.

Thứ hai, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã có quy định giao quyền cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện sáp nhập, hợp nhất bắt buộc đối với tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt khi chủ sở hữu không tăng được vốn, tuy nhiên, luật lại chưa có các quy định cụ thể để Ngân hàng Nhà nước thực hiện quyền này.

Theo đó, trong dự thảo báo cáo trên, cũng như trong định hướng xây dựng đề án luật hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước muốn đưa vào và nêu rõ quy định chi tiết 9 bước thực hiện xử lý ngân hàng yếu kém.

9 bước này bắt đầu từ nhận diện ngân hàng yếu kém, xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt, đặt vào diện kiểm soát đặc biệt và lập ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá thực trạng tổng thể, lựa chọn phương án xử lý (củng cố, phục hồi hoặc xử lý pháp nhân...), xây dựng phương án củng cố phục hồi (bao gồm cả phương án tăng vốn, thời hạn thực hiện phương án tăng vốn - nếu có), hoặc xây dựng phương án xử lý pháp nhân theo các biện pháp tự nguyện (sáp nhập, hợp nhất, bán, giải thể...).

Trường hợp không xây dựng, thông qua được phương án xử lý, củng cố, phục hồi… trong thời hạn quy định thì Ngân hàng Nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định việc Ngân hàng Nhà nước trực tiếp mua bắt buộc hoặc phá sản.

Theo đó, tình huống trên được xác định khi ngân hàng yếu kém đó không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn theo phương án đưa ra; không thực hiện được các phương án xử lý, củng cố… trong thời hạn quy định.

Trong dự thảo trên, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ định hướng: “Việc mua lại chỉ thực hiện với điều kiện: ảnh hưởng an toàn hệ thống; đánh giá có khả năng phục hồi khi được áp dụng các biện pháp hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước”.

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.