Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kỳ vọng "vùng đất hoa hồng" Mê Linh sẽ sớm trở thành đô thị đối trọng của Hà Nội

(PLVN) - Sáng nay, tại Khu đô thị Kim Hoa - huyện Mê Linh đã tổ chức Hội thảo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tại Hội thảo nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kỳ vọng "vùng đất hoa hồng" Mê Linh sẽ sớm trở thành đô thị đối trọng của Hà Nội.
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội thảo.
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo "Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ", ông Trịnh Đình Dũng - nguyên Phó thủ tướng Chính phủ bày tỏ niềm tự hào về Mê Linh - một vùng đất với những câu chuyện không chỉ trong truyền thuyết, mà đã được ghi danh lịch sử, giàu truyền thống văn hóa cách mạng, nơi nhiều lãnh đạo lớn của Đảng, Nhà nước đã về hoạt động.

Ông nhận định: Mê Linh là địa danh phát triển điển hình. Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân địa phương đã nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều thành tựu. Trước đây, vào những năm 2000, Mê Linh là huyện thuần nông nghiệp, không có đô thị, không có công nghiệp, cung cấp rau, hoa cho Hà Nội. Nhưng đến nay Mê Linh đã trở thành huyện có cơ cấu kinh tế công nghiệp là chủ yếu. Chỉ 1-2% là nông nghiệp nhưng vẫn giữ thương hiệu của "vùng đất hoa hồng" cho Hà Nội.

Công nghiệp của Mê Linh thực sự trở thành động lực cho sự phát triển. Đô thị đang hình thành và phát triển .

"Tuy nhiên, là người con của Mê Linh, tôi vẫn luôn trăn trở vì những việc cần phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong thời gian tới." - ông tâm sự.

Theo nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, việc thực hiện các quy hoạch của Mê Linh hiện nay chậm. Mê Linh là một trong những huyện đầu tiên trong cả nước có quy hoạch trở thành thành phố vệ tinh, thành phố đối trọng của thủ đô Hà Nội, kỳ vọng đóng góp cho sự phát triển của đô thị. Nhưng đến nay chưa thực hiện được. Phát triển hạ tầng cho Mê Linh cũng chậm và thiếu đồng bộ. Dịch vụ cũng phát triển chậm. Đặc biệt là dịch vụ dành cho con người. Một huyện rất tiềm năng, nhưng dịch vụ lại chưa phát triển xứng tầm....

"Tôi đồng tình quan điểm Mê Linh phải trở thành quận. Trở thành quận để phù hợp với quản lý theo cấp đô thị. Xa hơn nữa là phải trở thành một thành phố trong thành phố. Lâu nay Mê Linh đã được xác định mục tiêu là một thành phố đối trọng của thủ đô, với tính độc lập tương đối. Tính độc lập của Mê Linh rất cao, vị trí của Mê Linh rất thuận lợi, với vị trí sát sông Hồng, trục hành lang Đông Tây... Mê Linh phải đảm nhận chức năng đô thị vệ tinh của Hà Nội để gánh vác thêm trách nhiệm của Hà Nội." - ông phát biểu.

Theo ông Trịnh Đình Dũng, muốn xác thực hiện được định hướng này, Mê Linh phải khai thác động lực, tiềm năng lợi thế. "Tiềm năng của Mê linh lớn nhất là đất đai với 7000ha đất đô thị, không gian phát triển rất tốt. Đây là lợi thế số 1 của Mê Linh. Lợi thế thứ 2 là hệ thống giao thông trước mắt là vành đai 3, sân bay Nội bài, và vành đai 4 sắp xây dựng. Mê Linh còn có lợi thế cạnh sông Hồng với nhiều giá trị vật thể, phi vật thể." - ông nhận định.

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý trong việc quy hoạch Mê Linh, cần gắn phát triển Mê Linh với phát triển vùng; Gắn dịch vụ, công nghiệp với đô thị. Lưu ý phát triển nhà ở xã hội cho người lao động. "Nhà ở xã hội là cứu cánh để phát triển đô thị nền. Phân khúc nhà ở xã hội cho người nghèo nhiều nên sẽ tạo nên sự phát triển của đô thị." ông phân tích.

Góp ý quy hoạch Mê Linh, ông lưu ý cần bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống, gắn với các làng truyền thống; Phải chú ý chỉnh trang làng xã gắn với sự phát triển đô thị; Quy hoạch phải tôn trọng tính định hướng, tạo không gian phát triển và mang tính định hướng. Ông còn lưu ý việc quy hoạch không chỉ tạo ra không gian phát triển, mà phải lưu ý đến không gian tâm linh, không gian cho người đã mất, không gian của sự kết nối...

Đặc biệt, theo quan điểm của người đã có thời gian là tư lệnh ngành Xây dựng,ông đề nghị cố gắng quy hoạch không bị dàn trải, quy hoạch gắn với kế hoạch thực hiện, những việc nào cần làm ngay, ngắn hạn, trung hạn cần rõ ràng, tránh tình trạng bỏ trống đất như hiện nay.

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.