Nhà ở xã hội có bị trục lợi?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  1.300 khách hàng tham gia bốc thăm chọn 149 suất mua nhà tại Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Thậm chí, có người xếp hàng 2 ngày vẫn chưa nộp được hồ sơ. Dự án có giá bán là 19,5 triệu đồng/m2, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mức giá NƠXH trên được phê duyệt cao nhất từ trước đến nay tại Hà Nội. Đây là thông tin cuối tuần qua được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện này cho thấy, nhu cầu thực về NƠXH rất cao, trong khi việc triển khai các dự án NƠXH lại rất khó khăn. Dự án NƠXH Trung Văn (Hà Nội) nói trên triển khai đã 3 năm. Mặc dù theo số liệu của Bộ Xây dựng, đến nay, cả nước đã hoàn thành 307 dự án NƠXH khu vực đô thị. Quy mô xây dựng khoảng 157.100 căn, với tổng diện tích hơn 7,95 triệu m2.

Hiện, 418 dự án khác tiếp tục được triển khai, quy mô xây dựng khoảng 432.400 căn, tổng diện tích khoảng 22,5 triệu m2. Trong quý I, cả nước có 1 dự án NƠXH, với quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới tại tỉnh Bình Định.

Theo Luật Nhà ở 2014, NƠXH là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.

Như vậy, NƠXH là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể Trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi Nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như: công chức chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp… và được bán, cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ hơn so với giá thị trường.

Mục đích của NƠXH là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường (nhà ở thương mại) để giải quyết nhu cầu nhà ở giá rẻ cho các hộ gia đình có trong chính sách hiện hành. Do đó, tiêu chí để lựa chọn người mua NƠXH rất gắt gao, trải qua nhiều bước thẩm định, chấm điểm hồ sơ người đăng ký mua nhà. Mặt khác, quy định cũng cấm người mua NƠXH bán lại trước 5 năm.

Do nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu lớn (diện cán bộ, công nhân có thu nhập thấp trong xã hội đông đảo) nên mới có chuyện như dự án NƠXH Trung Văn (Hà Nội). Câu hỏi đặt ra là liệu có hiện tượng đầu cơ len lỏi, trục lợi chính sách không? Câu trả lời là có thể.

Chính vì thế, tại các dự án NƠXH đã xuất hiện tình trạng rao bán chênh gây nhiễu loạn thị trường. Về phía quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, tham mưu các quy định xử phạt hành vi vi phạm.

Chủ trương về NƠXH góp phần thể hiện tính ưu việt của chế độ. Do vậy, không để chính sách về NƠXH bị lợi dụng là việc phải làm. Đồng thời, Nhà nước phải thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xây dựng, tạo nguồn cung mới cho thị trường. Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa.

Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.
Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.