‘Nhạc trưởng’ hỗ trợ liên kết vùng ĐBSCL

0:00 / 0:00
0:00
– Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò là ‘nhạc trưởng’ trong hỗ trợ liên kết vùng, liên kết các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
‘Nhạc trưởng’ hỗ trợ liên kết vùng ĐBSCL
‘Nhạc trưởng’ hỗ trợ liên kết vùng ĐBSCL - Ảnh 1.

PGS.TS Lê Anh Tuấn: Quy hoạch phù hợp chủ trương lớn về phát triển ĐBSCL "thuận thiên" của Chính phủ.

Là người đóng góp nhiều ý kiến cho Quy hoạch, PGS.TS. Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về những nội dung cốt lõi của Quy hoạch liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và liên kết vùng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Quy hoạch vùng ĐBSCL là quy hoạch vùng đầu tiên được triển khai. Ông đánh giá thế nào về tính ưu việt của Quy hoạch trong phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu?

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch tích hợp cấp vùng lần đầu tiên được thực hiện trong cả nước theo nội dung của Luật Quy hoạch 2017 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 287/QĐ-TTg.

Có thể nói, đây là một thử thách lớn của nhóm thực hiện quy hoạch vì phải xử lý một khối lượng lớn dữ liệu của nhiều ngành và bảo đảm các vấn đề hài hoà giữa các bên liên quan nhằm tạo ra một ưu thế từ các giải pháp phù hợp nhất trên cơ sở giá trị vượt trội của từng tiểu vùng và cả vùng. Đồng thời, cụ thể hóa những đề xuất phát triển vùng ĐBSCL cho lợi ích kinh tế quốc gia, sự bền vững về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và xã hội, ứng phó tốt hơn với những tác nhân bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm bớt những yếu tố hạn chế gây cản trở trong việc phát huy thế mạnh, tiềm năng của vùng.

Quy hoạch này phù hợp chủ trương lớn về "thuận thiên" của Chính phủ với mục tiêu biến ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế, các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với BĐKH.

Mặt khác, quy hoạch chú trọng phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch; tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế; chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc; bảo đảm ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh.

Như ông đã từng nhận định: "Thách thức cơ bản nhất về BĐKH cho vùng ĐBSCL là nước biển dâng-xâm nhập mặn, biến động nguồn nước sông Mekong ở đầu nguồn và thời tiết bất thường gia tăng". Quy hoạch vùng ĐBSCL sẽ giải quyết thách thức này như thế nào, thưa ông?

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: Quy hoạch đã dựa vào các cơ sở khoa học, kế thừa các quy hoạch phát triển trước đó, phân chia vùng ĐBSCL thành 3 vùng sinh thái nước chính là vùng nước ngọt, vùng nước lợ và vùng nước mặn.

Từ 3 vùng lớn, 14 tiểu vùng được nhận diện theo từng đặc điểm địa lý sinh thái, sản xuất và yếu tố nước đặc thù với sự xem xét các kịch bản BĐKH, nước biển dâng-xâm nhập mặn, thời tiết bất thường gia tăng và các tình huống biến động nguồn nước sông Mekong ở đầu nguồn.

Từ một tầm nhìn xa hơn, đến năm 2030 và 2050, các hình thái sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông, độ thị… sẽ phải chuyển đổi từng giai đoạn, ứng phó tốt hơn các biến động bất lợi của BĐKH và các yếu tố ngoại vi khác.

Đồng thời trong quy hoạch cũng đề xuất 8 trung tâm đầu mối như là cụm sản xuất, chế biến, dịch vụ logistic, cung cấp thông tin phù hợp theo hướng làm tăng các giá trị nông sản và phát triển kinh tế, tạo sinh kế mới và mục tiêu cuối cùng là để có một chất lượng sống tốt hơn cho các địa phương trong khu vực.

Các địa phương tham gia ngay từ đầu trong xây dựng và thực thi Quy hoạch vùng

Sự kết nối và cơ chế điều phối liên kết vùng ĐBSCL chưa thực sự hiệu quả và còn lỏng lẻo, làm hạn chế năng lực triển khai các chương trình, kế hoạch. Những nội dung nào của quy hoạch vùng sắp tới sẽ khắc phục được hạn chế này, tạo động lực phát triển kinh tế vùng ĐBSCL, thưa ông?

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: Vấn đề kết nối và cơ chế điều phối liên kết vùng ĐBSCL là một hạn chế lớn trong kỳ vọng phát triển hài hoà cho vùng và các tiểu vùng. Trên cơ sở Quy hoạch vùng đã được phê duyệt với 8 trung tâm đầu mối cho 13 tỉnh thành phố, mỗi trung tâm đầu mối phải trở thành trục kết nối và liên kết giữa các địa phương và liên kết giữa các ngành.

Trong các nội dung cốt lõi của Quy hoạch có 2 vấn đề nổi lên. Thứ nhất là xây dựng mục tiêu tổng quát phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng cho thời kỳ đến năm 2030 và cho từng giai đoạn 5 năm. Thứ 2 là xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn, phân bổ nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng.

Đây chính là 2 nội dung sẽ cụ thể hóa và kết nối thống nhất, đồng bộ hướng tổ chức không gian và phát triển của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ của vùng được đề ra trong quy hoạch cấp quốc gia. Đây cũng là cơ sở để lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên phạm vi lãnh thổ vùng đảm bảo được tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch; tạo cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư; điều phối liên kết phát triển vùng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tôi cho rằng trong quá trình thực hiện các kế hoạch từ bản quy hoạch, các bất cập về chính sách và thể chế như các vấn đề về sử dụng ngân sách tỉnh, các tiêu chí hay quy phạm không phù hợp sẽ được Chính phủ cân nhắc cải tiến và thay đổi để các kết nối, cơ chế điều phối liên kết tốt hơn, hiệu quả hơn.

Theo nhận định của ông, các địa phương vùng ĐBSCL sẽ phải làm gì để tích hợp hiệu quả với Quy hoạch vùng, tận dụng tốt lợi thế đặc thù của địa phương?

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: Ngay từ đầu, các địa phương trong vùng đã tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch ĐBSCL với tư cách là cấp sẽ triển khai thực hiện, hưởng lợi và chịu sự tác động trực tiếp từ bản quy hoạch này. Điều này cần thiết để bản quy hoạch phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong vùng, thực sự giúp tháo gỡ những "nút thắt" để tạo đà cho phát triển, tạo sự đồng thuận cao, hướng tới kết nối giữa quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch.

Hiện nay, các tỉnh ở ĐBSCL đang thực hiện quy hoạch tích hợp ở quy mô cấp tỉnh, cũng vẫn theo tinh thần của Luật Quy hoạch 2017 và quan điểm Quy hoạch vùng đã xác định. Đó là theo hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với BĐKH, chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy con người làm trung tâm; coi tài nguyên nước là cốt lõi; quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên toàn lưu vực đảm bảo việc duy trì nguồn sống cho môi trường và người dân; chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với BĐKH.

Quy hoạch cấp tỉnh sẽ xem xét và đề xuất việc tận dụng tốt lợi thế đặc thù của địa phương, đồng thời giảm thiểu các tác nhân bất lợi từ thiên nhiên và xu thế thị trường. Từ Quy hoạch, các địa phương có thể tận dụng thế mạnh đặc thù để sản xuất hướng tới chất lượng, đi vào chế biến sâu hơn là sản xuất thô, phân vùng nào là trung tâm logistics, thủy sản, trái cây… kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Tôi lấy ví dụ, nhiều nông dân ở các địa phương vùng ĐBSCL như Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh… đã có nhiều cách làm sáng tạo, thích ứng với BĐKH. Từ thực tế của địa phương, họ đã có các mô hình như nuôi tôm sinh thái, phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, lựa chọn giống thích hợp với xâm nhập mặn…

Các địa phương cũng đã chú trọng đến lưu ý quy hoạch cấp tỉnh có mâu thuẫn với những hoạch định của quy hoạch vùng. Quy hoạch cấp tỉnh sẽ được một hội đồng xem xét, đánh giá và chỉnh sửa. Với nội dung quy hoạch cấp tỉnh, một kế hoạch được thực thi nhằm phát huy tối đa các cơ hội, tiềm năng để phát triển tốt hơn cho từng địa phương đến năm 2030 và xa hơn đến năm 2050 là điều cần thiết.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.