Nhiều địa phương ở Quảng Nam đề xuất tăng giá đất ở lên 50-100%

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều địa phương của Quảng Nam đề xuất điều chỉnh bảng giá đất trong thời kỳ 2020 – 2024 với mức tăng rất cao đối với đất ở, có nơi lên đến 100%.
Khu vực đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn) nơi tập trung nhiều dự án bất động sản tại tỉnh Quảng Nam.
Khu vực đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn) nơi tập trung nhiều dự án bất động sản tại tỉnh Quảng Nam.

Ngày 7/12, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Nam thông tin, khi lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định giá đất, bảng giá đất thời kỳ 2020-2024, hàng loạt địa phương đều đề xuất tăng giá đất ở.

Theo đó, hầu hết các địa phương đề xuất điều chỉnh tỉ lệ tăng bình quân giá đất trên 20% đối với đất ở đô thị và trên 25% đối với đất ở nông thôn.

Cụ thể, một số địa phương đề xuất tăng giá đất ở đô thị ở mức cao như Quế Sơn (83%), Phú Ninh (58,8%), Duy Xuyên (55%). Còn các địa phương đề xuất tăng giá đất ở nông thôn ở mức cao gồm TP Tam Kỳ (83,6%), Núi Thành (109%), Nam Trà My (92%).

Nhiều địa phương như Phú Ninh, Quế Sơn, Duy Xuyên đề xuất tăng giá đất đô thị ở mức cao.

Nhiều địa phương như Phú Ninh, Quế Sơn, Duy Xuyên đề xuất tăng giá đất đô thị ở mức cao.

Việc điều chỉnh giá nhằm cập nhật giá đất cụ thể để bồi thường, giá đất tái định cư, kết quả trúng đấu giá; bổ sung giá đất của các dự án khu dân cư, khu đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt vào bảng giá đất; bổ sung giá đất các tuyến đường mới đầu tư, điều chỉnh giá đất các tuyến đường nâng cấp.

Theo Sở TN&MT Quảng Nam, giá đất các địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung không vượt khung giá đất Chính phủ quy định. Riêng TP Hội An có mức giá tối đa trong bảng giá đất vượt khung giá Chính phủ quy định nhưng không vượt quá mức cho phép.

Đối với giá đất các vị trí giáp ranh, Sở này thông tin, tỉ lệ giáp ranh đối với các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum tương đối ổn định. Riêng TP Đà Nẵng, tỉ lệ chênh lệch cao hơn mức quy định (104% đến 72%). Trong đợt điều chỉnh lần này, đơn giá giáp ranh không thay đổi để đảm bảo tính ổn định.

Đáng chú ý, trong lần điều chỉnh này, hầu hết các địa phương không đề xuất sửa đổi, bổ sung giá đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số đơn vị, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung phân vạch chiều sâu đối với các loại đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Thế nhưng, sau khi rà soát quy định hiện hành, Sở TN&MT không thấy có nội dung quy định về phân vạch chiều sâu đối với các loại đất nêu trên. Vì vậy đơn vị này cho rằng không có cơ sở pháp lý xem xét, đề xuất quy định phân vạch chiều sâu đối với các loại đất này.

Nhiều địa phương không sửa đổi giá đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh.

Nhiều địa phương không sửa đổi giá đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh.

Cũng theo thông tin từ Sở TN&MT, bảng giá đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sẽ được quy định riêng. Điều này giúp tổ chức thuê đất có thể dự liệu trước về số tiền thuê đất cần trả, hoạch định kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Cơ quan này đánh giá việc điều chỉnh bảng giá đất tiệm cận giá thị trường tạo minh bạch về giá và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, tạo nguồn thu ngân sách, đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất. Tuy nhiên việc tăng giá đất, nhất là các địa phương điều chỉnh tăng cao đột biến sẽ gây khó khăn cho người dân khi làm các nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích, chuyển nhượng, tách thửa. Bảng giá đất tăng cao cũng làm khó cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.