Nhiều hộ dân tái định cư ở Hải Dương đã được cấp sổ đỏ sau loạt bài phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện đã có 19 lô đất được cấp sổ đỏ; 15 lô đã hoàn thiện hồ sơ và đang trình ký; 68 lô đã có hồ sơ ở địa phương.
Nhiều hộ dân tái định cư ở xã Chí Minh (huyện Tứ Kỳ) đã được cấp sổ đỏ sau loạt bài phản ánh của báo Pháp luật Việt Nam
Nhiều hộ dân tái định cư ở xã Chí Minh (huyện Tứ Kỳ) đã được cấp sổ đỏ sau loạt bài phản ánh của báo Pháp luật Việt Nam

Liên quan đến tiến độ cấp Chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đối với các hộ dân khu tái định cư xã Tứ Xuyên cũ (nay là xã Chí Minh), đại diện của UBND huyện Tứ Kỳ cho biết: Sau khi báo chí phản ánh, địa phương đã tập trung tăng cường lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện và UBND xã Chí Minh, đồng thời lập ngay một tổ công tác để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ, hướng dẫn người dân lập hồ sơ, trực nhận hồ sơ… để hoàn thành sớm việc sổ cho người dân.

Kết quả, đến nay đã có 19 lô được cấp sổ đỏ; 15 lô đã hoàn thiện hồ sơ và đang trình ký; 68 lô đã có hồ sơ ở địa phương tuy nhiên có vướng mắc về ranh giới, huyện đã thành lập tổ công tác để sớm xác định ranh giới cho các hộ. Còn lại 19 lô, hiện người dân ở xa người chưa về để nộp hồ sơ.

Khi làm đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều hộ dân hai thôn làng Vực và trại Vực thuộc diện phải thu hồi đất để việc làm đường.

Khi làm đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều hộ dân hai thôn làng Vực và trại Vực thuộc diện phải thu hồi đất để việc làm đường.

Trước đó, ngày 19/6/2023 báo PLVN đã có bài phản ánh, người dân khu tái định cư xã Tứ Xuyên cũ (nay là xã Chí Minh) cho hay từ 2009, khi làm đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều hộ dân hai thôn làng Vực và trại Vực thuộc diện phải thu hồi đất. Những hộ dân này đã chấp hành nghiêm chính sách của Nhà nước, giao đất ở của gia đình mình, để việc làm đường cao tốc được thuận lợi và đúng tiến độ đề ra.

Đến 2010, các hộ dân bị thu hồi đất được UBND xã Tứ Xuyên cũ (năm 2019, 3 xã Tây Kỳ, Đông Kỳ và Tứ Xuyên nhập thành xã Chí Minh) mời họp và triển khai nội dung cấp đất tái định cư với diện tích dao động 160 - 200m2/hộ, số tiền 700 ngàn - 1 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Người dân đồng ý với giá đất ở khu tái định cư. Ngay sau khi nộp tiền, các hộ dân được chia đất và đã xây dựng nhà để ở.

Thời điểm mới chuyển tới khu tái định cư, gặp rất nhiều khó khăn do điện nước chưa hoàn thiện, người dân đã tìm cách khắc phục để ổn định cuộc sống của gia đình cũng như góp phần vào thành tích xây dựng phát triển chung của địa phương. Nhưng đến nay, sau 13 năm, họ vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Sau khi báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, ngày 29/6 UBND huyện Tứ Kỳ đã có báo cáo sự việc. Theo đó, việc thực hiện giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn xã Tứ Xuyên cũ (nay là xã Chí Minh) của huyện này được thực hiện từ năm 2007. Khu tái định cư đã được huyện Tứ Kỳ phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2008, gồm 137 lô đất, trong đó: 16 lô đất được UBND tỉnh Hải Dương cho phép đấu giá quyền sử dụng đất, còn 121 lô đất được tỉnh này bố trí đất tái định cư. Các hộ dân đã được bốc thăm công khai nhận vị trí lô đất, đã nộp tiền sử dụng đất.

Theo UBND huyện Tứ Kỳ, nguyên nhân việc chậm cấp sổ đỏ cho người dân là do có những tồn tại, vướng mắc kéo dài do nhiều trường hợp hộ dân đã tự ý chuyển quyền sử dụng đất trước khi cấp sổ đỏ, có trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất đến 2 lượt.

"Trước đây, do để đảm bảo bàn giao đất thu hồi theo tiến độ thi công và do hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư chậm hoàn thiện, phải bố trí cho một số hộ dân xây dựng nhà trên đất tái định cư đã bốc thăm nhận vị trí từ trước khi nộp tiền sử dụng đất, dẫn đến có việc xây dựng chồng lấn ranh giới lô đất quy hoạch. Hiện có 51/102 lô đất chưa cấp sổ đỏ có vướng mắc về ranh giới lô đất", huyện Tứ Kỳ giải thích.

Đồng thời trong báo cáo nói trên, UBND huyện Tứ Kỳ cho biết địa phương sẽ đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu cơ bản hoàn thành cấp sổ đỏ cho các hộ dân trong quý 3/2023.

Đối với sự việc của gia đình ông Nguyễn Hữu Thị (SN 1964, quê xã Tứ Xuyên, nay là xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện UBND huyện Tứ Kỳ cho biết phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam là có căn cứ. Vị này thừa nhận đã có sai sót dẫn đến nhầm lẫn trong việc giao đất giữa 2 hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện 2 gia đình đã thỏa thuận giải quyết dân sự với nhau xong và gia đình ông Nguyễn Hữu Thị đã tự nguyện rút đơn.

Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.
Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.