Nữ môi giới bất động sản: Luật ngầm “cắt máu” và lời hứa mật ngọt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, môi giới bất động sản (BĐS) được xem là nghề có nhiều triển vọng, thu nhập cao và tương lai rộng mở. Đặc biệt, phụ nữ khi bước chân vào nghề này được xem là một lợi thế vì sẽ được khách hàng ưu ái và dễ “chốt sale” hơn. Tuy nhiên, nữ môi giới BĐS phải đối diện nhiều khó khăn, cám dỗ.

Vào nghề dễ nhưng khó trụ lại lâu dài

Đối với nghề môi giới BĐS việc thu nhập mỗi tháng vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu là không quá xa lạ. Đối với những người năng động, có kỹ năng, kinh nghiệm, nắm bắt được tình hình thị trường thì nguồn thu nhập có thể cao hơn. Đó là lý do vì sao nghề môi giới BĐS có sức hút với nhiều người, dù đang làm bất kỳ công việc, ngành nghề nào.

Tuy nhiên, cũng bởi sự "dễ tính" khi vào nghề, nên lại tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với những người hành nghề. Bà Mai Thu – Giám đốc một công ty BĐS tại Cần Thơ chia sẻ, nghề môi giới BĐS hiện nay rất khó khăn vì ai cũng có thể trở thành môi giới. “Một chú xe ôm, một chị tiểu thương ngoài chợ hay một bác cán bộ về hưu miễn có khách cần hỏi mua đất dẫn đi xem là trở thành môi giới”.

Biết rằng theo quy định, để trở thành môi giới BĐS phải thi sát hạch và được cấp chứng chỉ hành nghề. Nhưng thực tế, do tính răn đe và chế tài chưa cao nên mọi người vẫn hoạt động môi giới bất chấp luật định. Điều đó làm cho nghề môi giới BĐS trở nên xô bồ, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh nên những người môi giới đôi khi phải rất nỗ lực, mới sống được với nghề và gắn bó được với nghề một cách chân chính.

“Một môi giới không bán được sản phẩm là không trụ lại được lâu sẽ chạy từ công ty này đến công ty khác, từ dự án này đến dự án khác là chuyện bình thường”, bà Mai Thu nói.

Nghề môi giới bất động sản đặc biệt là nữ có ngoại hình ưa nhìn cũng là một lợi thế - Ảnh Phi Thuyền.

Nghề môi giới bất động sản đặc biệt là nữ có ngoại hình ưa nhìn cũng là một lợi thế - Ảnh Phi Thuyền.

Theo lời của bà Hoàng Yến - một môi giới BĐS tại Cần Thơ, nghề này có khi mang lại thu nhập rất cao. Ngoài lương hàng tháng, còn phải kể đến hoa hồng từ 1-5%, thưởng nóng, thưởng quý, thưởng năm… “Có môi giới bán được những sản phẩm giá trị lớn 10 - 20 tỷ, một năm trúng 1 đến 2 sản phẩm thôi là từ một môi giới bình thường, cũng có thể trở thành đầu tư hoặc ra mở công ty BĐS luôn”.

Tuy nhiên, để làm được điều đó thì không phải là chuyện dễ mà phải đối mặt nhiều thách thức. “Có những môi giới vì áp lực doanh số mà ăn không ngon, ngủ không yên vì chỉ cần trong 2 tháng không bán được, công ty sẽ không trả lương chỉ được hưởng hoa hồng sản phẩm”, bà Hoàng Yến tâm sự.

Theo bà Yến, còn một cái khó của nghề này là khi công ty mở bán dự án ở đâu phải di chuyển đến đó, có khi phải đi xa gia đình hàng năm trời mới về được. Khi đến nơi mới phải tạo lập lại các mối quan hệ mới. Phải đến nhà, đến chợ, quán cà phê, siêu thị…để có cơ hội tiếp cận khách hàng mới. Ngoài ra, phải tìm cách để thông tin về sản phẩm mình đang chào bán đến được với nhiều người nhất...

Nhiều lúc bị khách hàng phản ứng lớn tiếng, thiếu tế nhị nhưng vì tính chất công việc phải cam chịu. Tuy nhiên, có lúc may mắn gặp đúng khách hàng có nhu cầu mua thì chốt sản phẩm vài tỷ chỉ trong “một nốt nhạc”.

Bà Yến nhớ lại, mấy tháng đầu khi mới vào nghề không bán được sản phẩm nào nên rất thất vọng thì tự nhiên có khách gọi điện thoại đến để hỏi thông tin về dự án và chốt luôn 2 nền. “Đó là kỉ niệm khó quên, cũng như đang sắp đuối nước lại có người quăng cho cái phao vậy. Bởi vậy nói cái nghề này nó lạ và ngộ lắm. Ngoài giỏi còn cần thêm chút may mắn nữa. Những điều mình trông đợi không đến, những điều không trông lại đến bất ngờ”, bà Yến cười nói.

Luật ngầm “cắt máu” và lời hứa mật ngọt

Chia sẻ thêm về nghề nghiệp của mình, bà Thảo Duyên - một môi giới BĐS tự do trên địa bàn Cần Thơ cho biết, làm nghề này nhiều lúc hụt hẫng lắm. Tư vấn cho khách cả ngày, khách lại chê lên chê xuống nhưng lại chuyển sang làm việc với một môi giới khác.

Theo bà Duyên, trong nghề môi giới BĐS còn có luật ngầm “cắt máu”. Đây là cụm từ được môi giới quen dùng để nhắc đến việc môi giới sử dụng chiêu giảm giá, tự trích phần hoa hồng của mình để trả cho khách khi “chốt” được sản phẩm.

Đây là chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các môi giới. Chưa kể đến việc khi các môi giới khác thấy mình bán được, nhiều môi giới khác đã theo khách hàng của mình đến tận nhà để xin số.

Nhiệt huyết, chuyên môn, bản lĩnh, mọi lúc mọi nơi khi khách hàng cần - Ảnh Phi Thuyền.

Nhiệt huyết, chuyên môn, bản lĩnh, mọi lúc mọi nơi khi khách hàng cần - Ảnh Phi Thuyền.

Sau đó gọi điện rồi hứa hẹn nếu anh chị chốt bên em, em sẽ cắt hết tiền hoa hồng luôn. Nếu mình không “cắt máu” theo hoặc ít hơn so với môi giới kia thì sẽ mất khách. Chưa dừng lại ở đó, còn có những khách hàng chủ động lên tiếng đòi “cắt máu”, chia hoa hồng với môi giới.

Cùng quan điểm trên, bà Thúy Vân - một môi giới BĐS Cần Thơ cho biết, việc "cắt máu" là chuyện bình thường. Đơn giản một điều làm sao mình phải chốt được sản phẩm, nếu không chốt thì mất khách, môi giới sàn khác cũng bán. Nhiều lúc cắt hết hoa hồng cũng bán vì sẽ được tính doanh số phòng, thưởng nóng, thưởng quý, năm, còn hơn không có gì.

“Vào nghề được 5 năm, trải qua từng ấy thời gian đã để lại trong tôi nhiều thứ đáng nhớ trong quá trình làm nghề môi giới của mình.

Khi khách hàng đặt cọc đó là niềm vui không thể tả được - Ảnh Phi Thuyền.Khi khách hàng đặt cọc đó là niềm vui không thể tả được - Ảnh Phi Thuyền.

Có những lúc khó khăn muốn bỏ cuộc, nhưng vì niềm đam mê, vì kinh tế gia đình tôi không cho phép mình gục ngã. Mà phải bản lĩnh đứng lên dù nghề môi giới có truân chuyên, có gặp nhiều cám dỗ như thế nào đi chăng nữa miễn sao mình vẫn giữ đạo đức nghề nghiệp và giữ bản thân mình luôn trong sáng. Trong quá trình làm nếu may mắn mình gặp được những nhà đầu tư thiện chí thì đó là điều hạnh phúc. Tuy nhiên có những lúc gặp phải những ông đầu tư chẳng muốn đầu tư gì cả, chỉ thích chọc ghẹo mà thôi.

Khi mới tiếp xúc thì mình nghĩ mình vui vẻ, dễ mến. Khách cũng vui vẻ nghĩ như anh em thôi, nên qua vài lần tiếp xúc cà phê để tìm hiểu về dự án, mình cũng nhiệt tình tư vấn tất cả về pháp lý, tiềm năng dự án,…nhưng khách không chốt cứ hẹn tới hẹn lui, chỉ đòi gặp cà phê rồi hẹn đi ăn, không đi thì nói đi với anh để tìm hiểu thêm anh mua cho em. Chưa kể nhiều ông đầu tư còn dùng lời hứa mật ngọt đầy cám dỗ. Người nào nhẹ dạ cả tin sẽ dễ bị sa ngã lắm.

Bởi vậy, là nữ làm nghề này bản thân mình phải đủ bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, mà còn phải bản lĩnh để vượt qua những lời cám dỗ đầy ngọt ngào”, bà Vân nhắn nhủ.

Chống thất thu đối với chuyển nhượng bất động sản hai giá. Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Cơ quan thuế khẩn trương phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hai giá để tạo thị trường bất động sản lành mạnh.
Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin tại Diễn đàn.

Bộ Xây dựng lý giải hiện tượng 'sốt giá' bất động sản

(PLVN) - Ngày 27/11, tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, hứa hẹn mở ra một chu kỳ phát triển mới, đồng thời lý giải nguyên nhân hiện tượng 'sốt giá' hiện nay.
Ảnh minh hoạ.

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng Aeon Mall Cần Thơ (Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ). Dự án có tổng vốn đầu tư là 5.400 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024, yêu cầu UBND các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay với các nguồn lực được hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Ảnh minh họa

Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới có Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.