Quảng Nam nghiêm cấm khai thác cát cầm chừng, gây khan hiếm, tăng giá vật liệu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản phải khẩn trương tổ chức khai thác, đảm bảo công suất theo giấy phép được cấp. Nghiêm cấm việc khai thác cầm chừng, gây khan hiếm vật liệu để tăng giá bán.

Ngày 15/3, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang tại cuộc họp với các ngành và các đơn vị liên quan về tình hình khai thác, kinh doanh khoáng sản cát lòng sông, đất san lấp, đá xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ông Nguyễn Hồng Quang đánh giá, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam triển khai nhiều công trình, dự án đầu tư trọng điểm. Tình hình vật liệu đất, cát sỏi phục vụ thi công các công trình đang khan hiếm; nhiều nơi nguồn cung vật liệu không đáp ứng được nhu cầu, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án và quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, yêu cầu các doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải ưu tiên cung ứng vật liệu phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, nhiều mỏ cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tạm dừng hoạt động khiến nguồn cát trở nên khan hiếm.

Thời gian qua, nhiều mỏ cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tạm dừng hoạt động khiến nguồn cát trở nên khan hiếm.

Trong thời gian tới, ông Quang yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản phải khẩn trương tổ chức khai thác khoáng sản đảm bảo công suất theo giấy phép được cấp; nghiêm cấm việc khai thác cầm chừng, gây khan hiếm vật liệu để tăng giá bán; kê khai nộp thuế đúng với sản lượng khai thác thực tế, xuất hóa đơn bán hàng đúng với giá thanh toán.

“Đơn vị nào trung bình 2 năm kê khai thấp hơn 60% công suất nêu trong giấy phép hoặc kinh doanh thua lỗ 02 năm liên tiếp (không tính thời gian xây dựng cơ bản mỏ) thì thuộc đối tượng ưu tiên kiểm tra, thanh tra trước và Sở Tài nguyên và Môi trường phải chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị xã liên quan đo đạc, xác định chính xác trữ lượng khai thác để truy thu và xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy định”, ông Quang nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị phải niêm yết công khai giá bán khoáng sản tại mỏ theo từng thời điểm; gửi thông báo giá niêm yết về UBND cấp huyện, cơ quan Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng để theo dõi, giám sát và bán đúng với giá niêm yết.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các bộ phận chức năng và Chi cục Thuế khu vực, cùng với Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra; xử lý nghiêm hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải lắp đặt đầy đủ trạm cân, hệ thống camera giám sát, đầu ghi dữ liệu có dung lượng đủ lớn, truyền dữ liệu về các cơ quan chức năng và kiểm tra, rà soát, có quy trình quản lý, vận hành thông suốt; theo dõi, lập sổ ghi chép số liệu khoáng sản khai thác trong ngày, trong tuần, số liệu xe qua trạm cân và số liệu khoáng sản xuất bán thực tế.

Các đơn vị trong quá trình khai thác khoáng sản tại mỏ phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không để gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng; bốc xếp vật liệu lên xe vận chuyển không được vượt quá tải trọng cho phép và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về cắm mốc ranh giới khu mỏ; lập hồ sơ thiết kế khai thác mỏ, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ đúng tiêu chuẩn quy định; lập đầy đủ bản đồ hiện trạng mỏ và các sổ sách, chứng từ, tài liệu xác định sản lượng khai thác hàng tháng, hàng năm.

Một điểm mỏ khai thác cát sỏi tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam.

Một điểm mỏ khai thác cát sỏi tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam.

Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản đúng thời hạn và đầy đủ thông tin theo biểu mẫu quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hết thời gian khai thác, phải chấp hành thực hiện nghiêm việc hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định.

Các đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần trở lên hoặc bị cơ quan Thuế cưỡng chế thuế; bị xử lý hình sự thì Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện không xem xét, đề xuất gia hạn hoặc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản nơi mới theo đúng quy định của UBND tỉnh.

Đối với các điểm mỏ vật liệu xây dựng thông thường còn lại trong 41 Danh mục dự án đầu tư khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh phê duyệt, đến nay chưa tổ chức đấu giá, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện liên quan khẩn trương rà soát các vấn đề liên quan đến rừng; kiểm tra đường vận chuyển để có kế hoạch, lộ trình khai thác hợp lý và lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân địa phương vùng dự án; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản và hướng dẫn, yêu cầu đơn vị trúng đấu giá thực hiện lập hồ sơ, thủ tục, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, đánh giá trữ lượng; chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy phép khai thác khoáng sản đảm bảo thời gian quy định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an các địa phương phối hợp theo dõi, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản; xe chở quá tải, quá khổ…

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.