Quảng Ngãi ra quy định mới về tách thửa đất, có đề cập đến việc “hiến đất làm đường”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Quyết định số 85/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2022.
Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đối với từng loại đất sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2022.
Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đối với từng loại đất sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2022.

Theo đó, thửa đất người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất phải đảm bảo các điều kiện chung như, thửa đất phải còn trong thời hạn sử dụng đất; chưa có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền; thửa đất hình thành sau khi tách thửa, hợp thửa phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt,…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quy định về điều kiện cụ thể đối với 2 trường hợp tách thửa đất ở có hình thành mới đường giao thông.

Theo đó đối với trường hợp thứ nhất, đường giao thông đã có trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt, người sử dụng đất chủ động đề nghị tự bỏ kinh phí đầu tư đường giao thông, tự nguyện tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước (đối với phần diện tích hình thành mới đường giao thông) thì được cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thống nhất bằng văn bản để triển khai thực hiện.

Việc tách thửa đất chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng đất xây dựng hoàn thành và đấu nối với đường giao thông hiện hữu, hoàn thành thủ tục đất đai theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP năm 2014 của Chính phủ thì người sử dụng đất được thực hiện tách thửa theo quy định này.

Đối với trường hợp thứ 2, đường giao thông chưa có trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện tách thửa đất thành không quá 3 thửa đất.

Trong trường hợp này, người sử dụng đất thể hiện đường giao thông trên sơ đồ vị trí dự kiến tách thửa đất và cam kết tự nguyện tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước (đối với phần diện tích hình thành mới đường giao thông). UBND cấp huyện căn cứ quy định về quy hoạch xây dựng hoặc quy chế quản lý phát triển giao thông, sự phù hợp với định hướng phát triển của địa phương và mục đích tách thửa đất để ký duyệt sơ đồ vị trí dự kiến tách thửa kèm theo văn bản thống nhất, nhưng phải đảm bảo sau khi tách thửa không hình thành quá 3 thửa đất mới.

Việc tách thửa đất chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng đất xây dựng hoàn thành và đấu nối với đường giao thông hiện hữu, hoàn thành thủ tục đất đai theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP năm 2014 của Chính phủ thì người sử dụng đất được thực hiện tách thửa theo quy định này.

Ngoài ra, UBND tỉnh này cũng quy định cụ thể về điều kiện tách thửa đất đối với các thửa đất ở; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được hình thành từ việc tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu và phải đảm bảo các điều kiện khác có liên quan.

Theo đó, đối với khu vực đô thị thì thửa đất hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo điều kiện có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông tổi thiểu là 3m và chiều sâu thửa đất tối thiểu 4m.

Cùng với đó, đối với khu vực nông thôn, thửa đất hình thành từ việc tách thửa chỉ tiếp giáp với quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện thì cạnh tiếp giáp với đường tối thiểu là 4m và chiều sâu thửa đất tối thiểu là 8m.

Các trường hợp còn lại thì thửa đất phải đảm bảo điều kiện có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường tối thiểu là 3m và chiều sâu thửa đất tối thiểu là 4m.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng quy định, không được tách thửa đối với thửa đất có nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất mà khi thực hiện tách thửa có nhà, công trình nằm trên 2 thửa đất trở lên (trừ các công trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, các công trình khác xây tạm để phục vụ đời sống sinh hoạt).

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.