Quy hoạch Thủ đô: Nhiều cây xanh, đường phải thẳng…

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cách đây 2 ngày, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 313/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đường HOàng DIệu - một con đường nhiều cây xanh của Hà Nội
Đường HOàng DIệu - một con đường nhiều cây xanh của Hà Nội

Không nói thì ai cũng biết, vị trí quan trọng của Thủ đô đối với cả nước. Khác với Thủ đô nhiều nước trên thế giới, thủ đô chỉ là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia; Thủ đô Hà Nội được xác định là trung tâm toàn diện từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay, Hà Nội còn có sứ mệnh là nơi hội tụ các nguồn lực, là động lực dẫn dắt, đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng trong cả nước. Nói chung đó vừa là vinh dự nhưng cũng vừa là trách nhiệm nặng nề đối với cả nước.

Tất nhiên, quy hoạch, quản lý quy hoạch; xây dựng và phát triển Thủ đô không phải là việc riêng của Hà Nội – với tư cách là một chính quyền địa phương, mà đó là việc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến Hà Nội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quy hoạch Thủ đô. Ngày 12/9/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Phát biểu trong cuộc họp, Người nhấn mạnh vấn đề tổ chức thực hiện trong xây dựng phải có quy hoạch, đồng bộ, làm từng bước và chú ý cả nội và ngoại thành Hà Nội. Người chỉ rõ yêu cầu quy hoạch là thành phố phải có nhiều cây xanh, đường phải thẳng, có đường trung tâm buôn bán, hệ thống cống ngầm phải đảm bảo vệ sinh, hệ thống đường xe điện, xe lửa phải bố trí sao cho phù hợp. Ngày 16/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Ban Bí thư thảo luận về những công trình lớn trong quy hoạch của thành phố Hà Nội và mở rộng ngoại thành.

Xin lưu ý, đây là thời điểm miền Bắc còn hết sức khó khăn, mới sau 5 năm Chiến thắng Điện Biên phủ.

Xây dựng Hà Nội là vì cả nước. Do vậy, các đây 10 năm, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020. Cũng cách đây 10 năm, Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (năm 2012). Cũng cách đây 14 năm, Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, để mở rộng không gian phát triển Hà Nội. Không chỉ bằng văn bản, cả nước tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển Thủ đô. Cứ nhìn các cầu bắc qua sông Hồng đã đủ nhận biết, phần lớn đều được đầu tư bằng ngân sách Trung ương hoặc vốn vay ODA của đất nước.

Tuy nhiên, quy mô và tốc độ phát triển kinh tế Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế sau mở rộng, nhất là tiềm năng, thế mạnh về không gian phát triển và nguồn lực đất đai, nguồn lực con người; chưa tận dụng hết cơ hội do hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại; chưa phát huy hết nguồn lực, thế mạnh về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường lao động của Thủ đô. Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch.

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.