Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2050 thực hiện như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ đây đến năm 2050, tỉnh Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng; cải cách hành chính, môi trường đầu tư, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng. Đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng của tỉnh.

Cụ thể, 6 vùng không gian kinh tế động lực, 2 trung tâm động lực tăng trưởng, 3 trung tâm đô thị và 4 hành lang phát triển kinh tế gắn với hai hành lang phát triển của vùng (Hành lang kinh tế Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây).

Phát triển hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng lưới điện; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại ba trung tâm đô thị đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh và liên vùng.

Quảng Ngãi ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng. (Ảnh: C. Huy)

Quảng Ngãi ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng. (Ảnh: C. Huy)

Đồng thời, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, lĩnh vực, vừa gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp chênh lệch về khoảng cách giàu - nghèo.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước,... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng…

Đối với dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, Quảng Ngãi sẽ đầu tư hoàn thiện hạ tầng của tỉnh trên cơ sở các công trình hạ tầng đã và đang được đầu tư dẫn dắt bởi các dự án đầu tư công, phát huy tối đa hiệu quả của các công trình hạ tầng đã được đầu tư.

Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực: Giao thông vận tải; công nghiệp, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; du lịch, thương mại, dịch vụ, văn hoá, thể thao; hạ tầng đô thị, khu dân cư; tài nguyên và môi trường; nông, lâm nghiệp và thủy sản; y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin và truyền thông, an sinh xã hội; thu hút các dự án khác theo yêu cầu phát triển của tỉnh.

Quảng Ngãi ưu tiên thu hút đầu tư gia tăng mật độ, quy mô, năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các vùng động lực của tỉnh. (Ảnh: C. Huy)

Quảng Ngãi ưu tiên thu hút đầu tư gia tăng mật độ, quy mô, năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các vùng động lực của tỉnh. (Ảnh: C. Huy)

Đồng thời, thu hút đầu tư gia tăng mật độ, quy mô, năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các vùng động lực của tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện nhiều dự án ưu tiên của tỉnh.

Quảng Ngãi sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan đầu mối xúc tiến đầu tư của tỉnh; nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, mở rộng phạm vi xúc tiến đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu và để thu hút các dự án đầu tư lớn, phục vụ các ngành, lĩnh vực trong định hướng phát triển của tỉnh.

Xây dựng Đề án ưu tiên thu hút nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, có thương hiệu vào tỉnh Quảng Ngãi; mở rộng các hình thức đầu tư, khuyến khích hợp tác công tư và các hình thức khác.

Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, có thương hiệu vào tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: C. Huy)

Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, có thương hiệu vào tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: C. Huy)

Cùng với đó, tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực quan trọng trên địa bàn, theo hướng đa dạng với nhiều hình thức và chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ; tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư.

Đặc biệt, tận dụng những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên để tranh thủ kêu gọi các đối tác đầu tư nước ngoài.

Quảng Ngãi sẽ chú trọng thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên quốc gia, trong khu vực và toàn cầu.

Kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư có thương hiệu, có tiềm lực tài chính đầu tư vào các ngành tỉnh ưu tiên như nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư có thương hiệu, có tiềm lực tài chính đầu tư vào các ngành tỉnh ưu tiên như nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Ưu tiên kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư có thương hiệu, có tiềm lực tài chính, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên, khuyến khích đầu tư như: nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hạ tầng khu, cụm công nghiệp; ngành công nghiệp có lợi thế; dịch vụ, thương mại - du lịch; kinh tế biển; hạ tầng đô thị, nông thôn;... nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.