Sau 4 năm, tuyến đường dài gần 1,4km ở Bình Định vẫn “án binh bất động”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một dự án đường giao thông dài gần 1,4km ở Bình Định được triển khai thực hiện từ năm 2019, dự kiến hoàn thành vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn “án binh bất động” do vướng mắc trong đền bù giải tỏa.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài có điểm đầu tại ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài có điểm đầu tại ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây.

Năm 2019, UBND tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài, với tổng vốn đầu tư 396 tỷ đồng do Ban Quản lý Dự án giao thông (BQLDAGT) tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư. Dự án đi qua 2 phường Ngô Mây và Quang Trung (TP Quy Nhơn), với điểm đầu tại ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây, điểm cuối giáp đường Điện Biên Phủ (thuộc Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa). Tuyến đường có chiều dài gần 1,4km, nền đường rộng 33m, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài ảnh hưởng 196 hộ dân và 2 tổ chức. Trước đây, UBND tỉnh Bình Định giao BQLDAGT tỉnh Bình Định thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ dự án. Đến tháng 2/2022, tỉnh này giao công việc nói trên cho UBND TP Quy Nhơn thực hiện.

Thời gian thực hiện hợp đồng thi công gói thầu dự án đã hết nhưng nhà thầu chưa thể triển khai thi công do vướng mặt bằng.
Thời gian thực hiện hợp đồng thi công gói thầu dự án đã hết nhưng nhà thầu chưa thể triển khai thi công do vướng mặt bằng.

Giữa năm 2020, BQLDAGT tỉnh Bình Định đã ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, đến nay thời gian thực hiện hợp đồng thi công gói thầu dự án đã hết nhưng nhà thầu chưa thể triển khai thi công do vướng mặt bằng.

Ông Đặng Duy Toàn (ngụ tổ 6B, khu vực 1, phường Quang Trung) cho biết, nhà và đất gần 50m2 của ông bị giải tỏa toàn bộ vì ảnh hưởng bởi dự án. Nhà và đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ông có nộp thuế đất. Hộ ông cũng như các hộ bị ảnh hưởng ở khu vực này đều đã được ngành chức năng đến đo đạc, kiểm kê. Tuy nhiên, giá đền bù rất thấp nên hầu hết các hộ đều không đồng ý mức giá đền bù.

“Nhà tôi nứt nhiều chỗ nhưng không được sửa chữa vì nằm trong dự án. Mấy năm nay nhà hư hỏng, sửa không được, ở cũng không xong. Chúng tôi mong chính quyền sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, tái định cư để người dân có chỗ ở ổn định”, ông Toàn nói.

Người dân mong chính quyền sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, tái định cư để họ có chỗ ở ổn định.
Người dân mong chính quyền sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, tái định cư để họ có chỗ ở ổn định.

Theo bà Hồ Thị Kim Ngọc - Chủ tịch UBND phường Ngô Mây, trong 99 hộ dân trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dự án, có 7 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có giấy tờ hợp pháp sẽ không được bồi thường theo giá đất ở và cũng không được cấp đất tái định cư.

“Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài, phường kiến nghị tỉnh nên có chính sách riêng để khi giải phóng mặt bằng, người dân có chỗ ở khác, chứ nếu giải tỏa mà không có chỗ ở thì rất khó cho người dân. Hoặc khi bố trí tái định cư, tỉnh cần xem xét nếu người dân không có chỗ ở nào khác thì tạo điều kiện để họ mua lô đất, có chỗ ở ổn định”, bà Ngọc cho biết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Công Vịnh - Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thành phố phấn đấu thực hiện giải tỏa 20 hộ dân, đồng thời lập dự án đầu tư khu tái định cư. Chúng tôi phấn đấu đến năm sau sẽ hoàn thành khu tái định cư, rồi xem xét bố trí các hộ được xét tái định cư”.

 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.