Sẽ thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư tại 11 tỉnh thành

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Xây dựng sẽ thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư trong năm 2022 tại 11 tỉnh thành.
Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.

Theo Quyết định số 1258/2021/QĐ-BXD về Kế hoạch thanh tra năm 2022, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn 11 tỉnh, TP gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.

Bộ Xây dựng khẳng định sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các địa phương.

Hiện tại, Bộ Xây dựng đã thực hiện đánh giá, tổng kết việc thi hành quy định của Luật Nhà ở năm 2014 trong đó có việc thực hiện quy định liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư và đã có tờ trình gửi Chính phủ về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi).

Đồng thời phối hợp với bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện các bước theo quy định để ban hành văn bản quy phạm pháp luật báo cáo trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết đưa dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5 năm nay), Quốc hội khóa XV.

Thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm nay) của Quốc hội khóa XV và thông qua dự án Luật vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) của Quốc hội khóa XV. Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2024.

Năm 2021, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, tiến hành thanh tra nhiều chủ đầu tư, ban quản trị tại một số địa phương.

Qua đó, đã ban hành 18 kết luận thanh tra đối với 18 chủ đầu tư, 17 ban quản trị tại 24 tòa nhà, cụm tòa nhà chung cư. 12/18 chủ đầu tư bị buộc phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định, quyết toán để chuyển ngay cho Ban quản trị nhà chung cư tổng số kinh phí bảo trì hơn 344 tỷ đồng, buộc 5/18 chủ đầu tư trả lại 2.080 m2 diện tích lấn chiếm về cho cư dân (giá trị khoảng 62,4 tỷ đồng), xử phạt vi phạm hành chính 8/18 chủ đầu tư, tổng số tiền 1,03 tỷ đồng.

Theo đó, các cơ quan chức năng cũng đã xử lý một số vi phạm như: Dự án chung cư Riveside Garden, số 349 Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân). Chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Videc, do quản lý kinh phí bảo trì không đúng quy định, khiến cư dân bức xúc; Dự án 6th Element (quận Tây Hồ) do Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Bắc Hà làm chủ đầu tư cũng xảy ra vi phạm trong vấn đề tương tự.

Nhằm tăng cường việc xử lý vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2022 quy định chi tiết xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Hàng loạt hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính với mức độ từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Trong đó, quy định rõ ràng đối với từng đối tượng, như chủ đầu tư, ban quản trị và người sử dụng nhà chung cư.

Trước đó, trong năm 2019, Bộ Xây dựng có Báo cáo số 672 gửi Ủy ban pháp luật của Quốc hội để tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay, những vướng mắc bất cập và giải pháp tháo gỡ.

Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của các địa phương, hiện nay hơn 90% các nhà chung cư trên địa bàn cả nước đặc biệt là tại các thành phố lớn trong đó có thành phố Hà Nội được quản lý, vận hành, sử dụng an toàn ít xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện.

Ngày 13/5/2019, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội có văn bản kết luận phiên giải trình về việc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay, những vướng mắc bất cập và giải pháp tháo gỡ.

Trong văn bản này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện việc hoàn thiện pháp luật, tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại có liên quan….

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.