Tạm biệt những chung cư xập xệ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáu năm trước, ngày 20/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Đây là vấn đề rất cần kíp.
Hình minh họa
Hình minh họa

Theo tổng hợp sơ bộ, tại các đô thị trên cả nước, hiện có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước 1994, tương đương khoảng hơn 3 triệu m2 sàn với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống.

Số chung cư cũ này tập trung chủ yếu tại ba TP lớn là Hà Nội (1.579), TP HCM (575), Hải Phòng (205)…

Và sau sáu năm thi hành Nghị định, tại Hà Nội và TP HCM, hai địa phương có số lượng nhà chung cư lớn nhất của cả nước, việc cải tạo, xây dựng vẫn còn chậm, ngang với tốc độ “rùa bò”.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), từ 2007 đến nay, Hà Nội mới thực hiện cải tạo, xây dựng lại 18 chung cư, đang tiếp tục triển khai thi công 14 dự án, chiếm tỉ lệ 1,8%. Trong khi đó, TP HCM mới cải tạo, xây dựng lại được 15 chung cư, chiếm tỉ lệ 1,3%.

Vì sao công tác phá dỡ, xây mới những tòa nhà cũ nát xập xệ, thậm chí có những nơi có thể được gọi là “ổ chuột”, lại chậm trễ đến vậy?

Tại nhiều khu vực, khi lấy ý kiến các hộ dân, vẫn còn một số người sinh sống ở tầng trệt “phản đối quyết liệt” vì sẽ bị mất “kế sinh nhai”, một số ít hộ khác thì đòi hỏi cơ chế đền bù quá đáng, gấp 3-4 lần diện tích họ đang có… Dù 90% số hộ dân tại khu chung cư đó đồng ý phá dỡ, nhưng nếu 10% còn lại không đồng tình thì mọi chuyện lại “nguyễn y vân – vẫn y nguyên”.

Tất cả lại phải cùng chung sống trong cảnh tối tăm, chật hẹp, hôi hám, nguy hiểm, bất tiện đủ đường không biết đến bao giờ.

Một lý do khác, điển hình như tại Hà Nội, rất nhiều khu vực trong các khu tập thể cũ đã bị lấn chiếm, “nhảy dù” từ hàng chục năm trước. Các diện tích vui chơi công cộng, tiện ích trước đây đã bị các hộ dân tầng trệt cơi nới, bị các hộ dân khác lấn chiếm, ngang nhiên cho rằng đó là “sự đã rồi”… Tính toán cho những người này thế nào, “bồi thường hỗ trợ” hay không?

Tại Hải Phòng, địa phương có quyết tâm xóa bỏ những khu nhà “ổ chuột”, khi mạnh dạn đưa ra một số cơ chế để thực hiện thì lập tức bị một số người “ném đá”.

Và vậy là những khu nhà tập thể lở loét vẫn cứ tồn tại giữa các trung tâm đô thị lớn nhất cả nước.

Một lần nữa, Chính phủ đã tỏ rõ sự quyết tâm phải khắc phục tình trạng này, khi mới đây ban hành Nghị định 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, có hiệu lực thi hành từ 1/9/2021.

Nghị định mới đã đưa ra các cơ chế, chính sách quan trọng để có cơ sở pháp lý rõ ràng trong triển khai thực hiện nhằm tháo dỡ các chung cư hết date. Đưa ra nguyên tắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trong đó coi dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư là dự án tái định cư để áp dụng quy định về thu hồi, giao đất theo Luật Đất đai, gắn với chỉnh trang đô thị; xác định loại dự án này không phải là dự án nhà ở thương mại để không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ xây nhà ở xã hội.

Nghị định mới cũng cơ bản giải quyết “nút thắt” về phương án bồi thường, quy định hệ số k bồi thường từ 1-2 lần diện tích cũ và giao địa phương căn cứ vào từng khu vực dự án để xác định hệ số k; cho phép các hộ tầng trệt có buôn bán được mua thêm một phần diện tích sàn kinh doanh dịch vụ trong dự án để bảo đảm có thu nhập sau này…

Việc ban hành Nghị định 69 có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư xập xệ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân tại khu vực đô thị, nhất là tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng là các địa phương có số lượng nhà chung cư “ổ chuột” nhiều nhất cả nước; đồng thời cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Đồng Nai kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

Đồng Nai kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

(PLVN) -Sở Xây dựng Đồng Nai vừa ban hành công văn triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các dự án nhà ở xã hội đã đưa vào sử dụng trên địa bàn TP Biên Hòa, nhằm chấn chỉnh sai phạm, ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng trái phép.
Bình Dương hiện được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” của khu vực phía Nam. (Ảnh: VSIP)

Bình Dương ký kết quy chế phối hợp phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh bền vững

(PLVN) - Ngày 11/4, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, bảo đảm môi trường và thu hút đầu tư có chọn lọc.
(PLVN) - Đến nay hộ dân cuối cùng đã nhận tiền đền bù, bàn giao đất thực hiện Dự án Xây dựng khu dân cư mới thôn Nam Khê (xã Hồng Phong).

Hoàn thành GPMB tại khu dân cư Nam Khê

(PLVN) - Lãnh đạo huyện Nam Sách (Hải Dương) xác nhận hộ dân cuối cùng của địa phương đã nhận tiền đền bù, bàn giao đất thực hiện Dự án Xây dựng khu dân cư mới thôn Nam Khê (xã Hồng Phong).
Lễ động thổ hai dự án lớn tại KCN VSIP Bắc Ninh II

Lễ động thổ hai dự án lớn tại KCN VSIP Bắc Ninh II

(PLVN) - Ngày 30/3, tại Khu công nghiệp (KCN) VSIP Bắc Ninh II, huyện Yên Phong, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã tham dự Lễ động thổ hai dự án quan trọng: Nhà máy Victory Giant Technology Việt Nam và Nhà máy Green Precision Manufacturing Việt Nam.
Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 đang nỗ lực tiếp tục triển khai dự án để về đích đúng hạn.

Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco5: Gỡ rào cản để về đích đúng hạn

(PLVN) - Dự án khu đô thị Thanh Hà -Cienco5 đã cho phép đầu tư từ năm 2008 đến nay vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng nhà ở cho người dân do những khó khăn đến từ nhiều phía. UBND TP Hà Nội đã ra hạn thời gian thực hiện dự án đến quý III năm 2026 và chủ đầu tư Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 đang nỗ lực hoàn thành dự án và cần sự quan tâm của các cơ quan quản lý để dự án về đích đúng hạn.