Thị trường bất động sản TP HCM khan hàng

(PLVN) - Dự án ít ỏi, nguồn cung giảm mạnh, thu ngân sách từ đất sụt giảm, thị trường bất động sản (BĐS) TP HCM không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro… Đó là những nhận định của Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước những thách thức của thị trường BĐS TP HCM nửa đầu năm 2019, mới đây, HoREA đã tỏ ra hết sức lo ngại. Trước mắt, có thể thấy ngay là tình hình sụt giảm quy mô thị trường BĐS thành phố, sụt giảm nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, căn hộ nhà ở xã hội.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP công nhận chủ đầu tư có diện tích chỉ hơn 2ha với 924 căn hộ, giảm 16 dự án (giảm 84%) so với cùng kỳ 2018. Sở Xây dựng cũng đã đề xuất UBND TP chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại, giảm 46 dự án (giảm 82%) so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong 6 tháng, chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số hơn 7.000 căn hộ, giảm 10 dự án (giảm 29%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp giảm đến 44% (2.227 căn so với 3.965 căn cùng kỳ năm 2018); căn hộ bình dân giảm 35% (1.249 căn so với 1.914 căn cùng kỳ năm 2018).

Sự sụt giảm của thị trường BĐS như trên đã tác động đến nguồn thu ngân sách TP. Năm 2018, thu ngân sách từ đất khoảng 22.600 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 9,3% tổng thu ngân sách của TP. Kết quả thu tiền sử dụng đất trong 5 tháng đầu năm 2019 giảm khoảng 60% so với cùng kỳ 2018. 

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường BĐS, dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế một phần nguồn vốn tín dụng. Ngoài việc mở rộng hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài (vốn FDI), hoặc tìm kiếm nguồn vốn trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp BĐS đang lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu doanh nghiệp để bổ sung vốn. 

Lý giải nguyên nhân của việc khan hàng nêu trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, có một trong các lý do là chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí rất lớn để bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, nhưng hiện nay không thể hoàn thành thủ tục pháp lý, hoặc không thể triển khai dự án, mà lỗi trong một số trường hợp không phải do chủ đầu tư.

Ông Châu dẫn chứng: Một số dự án đã có quyết định công nhận chủ đầu tư, đã có quỹ đất sạch (trong đó, có khoảng trên dưới 10% diện tích là đất thuộc Nhà nước quản lý), nhưng khi các chủ đầu tư khởi công xây dựng các công trình… thì cơ quan thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng thi công để hoàn thành thủ tục về thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, giao đất cho nhà đầu tư. 

Đơn cử như trường hợp dự án Khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7 của Công ty Hưng Lộc Phát. Nếu áp dụng tương tự thì sẽ có nhiều dự án khác bị ngừng thi công, ngừng triển khai thực hiện.  

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.