Thời cơ cho bất động sản công nghiệp bứt phá

(PLVN) - Lao động giá rẻ, nguồn cung đất công nghiệp dồi dào, chi phí xây dựng nhà xưởng, ưu đãi đầu tư về thuế… hấp dẫn khiến phân khúc bất động sản (BĐS) công nghiệp (CN) Việt Nam đang ngày càng phát triển. 
Phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển trên đà tăng của nguồn vốn FDI gấp 10 lần trong suốt thập kỷ qua
Phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển trên đà tăng của nguồn vốn FDI gấp 10 lần trong suốt thập kỷ qua

Danh sách doanh nghiệp (DN) nước ngoài di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một tăng, trong đó xuất hiện làn sóng đầu tư mới từ nhiều tập đoàn đa quốc gia. Đây được cho là cơ hội “vàng” cho BĐS CN bứt phá.

Làn sóng di dời nhà máy sang Việt Nam

Theo Báo cáo về thị trường BĐS CN của Savills Việt Nam, Việt Nam hiện có 326 khu CN với tổng diện tích 95.500 ha với đất CN 65.600 ha. Trong đó, 251 khu CN đã hoạt động với gần 61.000 ha, 74% lấp đầy; 75 khu CN với 29.300 ha, đang xây dựng và đền bù, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó còn có 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000 ha.

Theo Savills, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nguồn vốn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do mới đã mang lại ảnh hưởng tích cực đến thị trường CN Việt Nam.

Cũng theo Savills Việt Nam, nửa đầu năm 2019, nguồn vốn chủ yếu là các quốc gia, lãnh thổ trong khu vực Châu Á. Cụ thể, Hồng Kông gồm: Beerco Limited đầu tư 4 tỷ USD vào khu CN Từ Liêm (Hà Nội), Goertek đầu tư 260 triệu USD vào khu CN Quế Võ (Bắc Ninh), Meiko Eletronics Vietnam Co., Ltd đầu tư 200 triệu USD vào Khu CN Thạch Thất (Hà Nội).

Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến làn sóng dịch chuyển của Hanwa (Hàn Quốc) về sản xuất phụ tùng máy bay đã di dời sang Hà Nội; Yokowo (Nhật Bản) về sản xuất thiết bị trên xe có động cơ đã di dời sang Hà Nam; Huafu (Trung Quốc) về dệt may đã di dời sang Long An.

Những công ty đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, gồm: Goertek (Hồng Kông) về sản suất tai nghe và linh kiện điện thoại sẽ di dời sang Bắc Ninh; TLC (Trung Quốc) về điện tử, tivi sẽ di dời sang Bình Dương.

Những công ty đang xem xét di dời, gồm: Foxconn (Đài Loan); Lenovo (Trung Quốc); Sharp, Kyocera, Nintendo, Asics (Nhật Bản).

Điều đặc biệt, chi phí xây dựng nhà xưởng tại TP.HCM rất hấp dẫn, thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và cả Indonesia. So với 4 quốc gia trên, tại Việt Nam, giá thuê nhà xưởng, nhà kho là 380 USD/m2 so với mức 400-580 USD/m2; Giá thuê Nhà kho lớn trumg tâm tại Việt Nam là 410 USD/m2 so với mức 440 - 780 USD/m2; Giá nhà xưởng công nghệ cao tại Việt Nam là 610 USD/m2 so với mức 650 – 1.190 USD/m2 của 4 quốc gia còn lại. 

Lương của lao động ngành sản xuất năm 2018 tại Việt Nam ghi nhận 237 USD/ tháng, còn ở mức cực kỳ khiêm tốn so với Thái Lan (412 USD), Trung Quốc (866) và Malaysia (924). 

Tất cả các yếu tố cho thấy môi trường đầu tư khá hấp dẫn, khiến Việt Nam trở thành địa chỉ thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN).

Cửa sáng cho bất động sản công nghiệp các tỉnh miền Trung

Theo ông John Campell, Tư vấn cấp cao, Dịch vụ CN của Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy ở các tỉnh trọng điểm tăng trưởng mạnh theo năm, quỹ đất dồi dào và các dự án tiêu biểu gia tăng đã thúc đẩy sự quan tâm của các nhà ĐTNN vào thị trường Việt Nam.

Các nhà sản xuất đang gia tăng sự chú ý vào các tỉnh miền Trung, Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng nhận được rất nhiều yêu cầu do mức giá thuê đất ưu đãi và cạnh tranh. Các chủ đầu tư trong thị trường CN cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất CN, tạo nguồn cung mới.

Phân khúc BĐS CN Việt Nam đang phát triển trên đà tăng của nguồn vốn FDI gấp 10 lần trong suốt thập kỷ qua. Nguồn cung đất CN dồi dào đang tạo điều kiện cho các dự án sản xuất và tăng các lựa chọn thuê đối với cả nhà xưởng xây sẵn cho thuê và nhà xưởng xây theo yêu cầu.

Tuy nhiên, tiếp tục chuyển đổi sang ngành CN giá trị cao Việt Nam phải tập trung vào chất lượng hơn là số lượng đầu tư. Việt Nam cần phát triển kỹ năng quốc gia để gia tăng tỷ lệ lao động có tay nghề; Khuyến khích các hoạt động khuyến khích đầu tư và tập trung ưu tiên các phân khúc ưu tiên; Xây dựng các chính sách hỗ trợ các DN địa phương; Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ như: giáo dục, hậu cần, tài chính; Thiết lập đơn vị quản lý FDI với chỉ tiêu và năng suất quản lý cao hơn; Xem xét các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành để đảm bảo chất lượng FDI, và giảm thiểu các ảnh hưởng của Cách mạng CN 4.0.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cẩn trọng lựa chọn các dự án sắp tới để tăng trưởng hơn trong giá trị chuỗi, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Lao động giá rẻ và các ưu đãi đầu tư, đặc biệt là thuế ưu đãi sẽ tiếp tục trở thành những yếu tố thu hút ĐTNN hàng đầu vào Việt Nam.

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

(PLVN) - Cùng với việc làm rõ có hay không và căn cứ pháp lý của việc chuyển đổi công năng diện tích đất hơn 10.600m2 , UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chuyên môn rà soát việc chuyển nhượng một phần dự án tại dự án Khu công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt do do Công ty cổ phần địa ốc Trung Nam làm chủ đầu tư.
Ảnh minh họa

TP Hồ Chí Minh tìm cách cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân

(PLVN) - Tại chương trình công nhân gặp gỡ lãnh đạo TP do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức mới đây, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH), nguồn cung khan hiếm. "Chúng tôi chỉ nghe NƠXH trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao", anh Nguyễn Trần Đăng Minh, công nhân Cty Dịch vụ công ích quận 10 nói.
Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

(PLVN) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và Tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công Lễ cất nóc tòa S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 tòa tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP HCM trong suốt thời gian qua.
Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

(PLVN) -  Đón 5.000 - 10.000 lượt khách/ngày, doanh thu thương mại tăng đột biến, Regal Legend đang trở thành “bến đỗ” của giới đầu tư phía Bắc, đặc biệt làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước những thông tin về dòng sản phẩm bất động sản dòng tiền sắp ra mắt trong thời gian tới.
Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…