Thời gian chờ cấp phép xây dựng tại TP HCM giảm còn 42 ngày

(PLO) - Theo quyết định của UBND TP HCM về quy trình thí điểm cơ chế một cửa liên thông điện tử trong việc cấp phép xây dựng, từ ngày 15/10 các DN sẽ cắt giảm được 80 ngày chờ đợi giấy phép, từ 122 ngày xuống còn 42 ngày. 
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Trong đó, 3 thủ tục hồ sơ sẽ được gộp lại làm một  gồm: Thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng. DN chỉ phải đi đúng một cửa và nhận giấy phép tại Sở Xây dựng thay vì phải qua gần 10 sở như trước.

Thông qua hệ thống điện tử, hồ sơ của DN sẽ được Sở Xây dựng gửi qua các cơ quan chức năng để xử lý. Trường hợp chủ đầu tư và tư vấn muốn làm riêng lẻ ba thủ tục trên thì Sở Xây dựng vẫn nhận riêng lẻ từng thủ tục đó và vẫn được liên thông với các cơ quan có liên quan khác.

Có thể nói, cơ chế một cửa liên thông điện tử trong cấp phép xây dựng là một bước cải cách thủ tục hành chính mang tính đột phá, việc rút gọn các bước thực hiện sẽ kéo giảm thời gian chờ đợi và chi phí, tạo nên sức hấp dẫn và cải thiện môi trường đầu tư.

Nhiều DN địa ốc nhận định, việc thí điểm một cửa liên thông điện tử trong cấp phép xây dựng được xem là sự “giải phóng” về mặt thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. Trước đây, nếu DN tự ôm hồ sơ đi gửi có thể mất tới cả năm trời mới nhận được kết quả, khiến rất nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành cho biết, để chạm tay được vào giấy phép xây dựng, DN phải xin rất nhiều “giấy phép con”. Việc này trở thành rào cản cho DN, dẫn tới khó khăn trong việc phát triển. “Muốn có giấy phép xây dựng thì phải có giấy chứng nhận đầu tư, giấy phòng cháy chữa cháy, chứng nhận môi trường, giao thông, chiều cao công trình… ít nhất là 5-6 giấy phép con, nên rất nhiêu khê, thường cũng mất gần cả năm”, ông Đực cho biết.

Để nhân rộng hiệu quả cơ chế một cửa liên thông điện tử trong cấp phép xây dựng thì không chỉ trông chờ vào sự đổi mới của các cơ quan chức năng mà bản thân doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.