Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT làm việc với UBND TP Hà Nội về dự án Vành đai 4

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Căn cứ ý kiến thống nhất của các Thành viên Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, Bộ KH&ĐT được giao tiếp tục làm việc với UBND thành phố Hà Nội rà soát hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Văn phòng Chính vừa có công văn gửi UBND TP Hà Nội, Bộ KH-ĐT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội và Bộ KH-ĐT căn cứ ý kiến thống nhất của các thành viên Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; giao Bộ KH-ĐT tiếp tục làm việc với UBND TP Hà Nội rà soát hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (trong đó có việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ), xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ KH-ĐT thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô.

Dự án đường Vành đai 4 có chiều dài 112,8 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021- 2028. Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó qua Hà Nội có 58,2 km; Hưng Yên 19 km; Bắc Ninh 25,6 km và tuyến nối với quốc lộ 18 dài 9,7km.

Quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ cho đường sắt vành đai. Tuyến nối theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhằm khép kín đường Vành đai 4 có quy mô 4 làn xe cao tốc.

Dự án đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc với thiết kế 100km/h với thành phần đường cao tốc và tuyến nối theo hướng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long; đoạn 4 làn xe và đường bên có tốc độ 60- 80 km/h.

Được biết, Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô khi hoàn thành sẽ tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trước đó, nêu chủ trương về dự án này tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP. Hà Nội khoá XVI (ngày 22/9/2021), Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, chủ trương triển khai dự án là những nội dung lớn, là cơ sở, tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, phát triển đô thị cũng như đời sống nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Vành đai 4-Vùng Thủ đô trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, không chỉ khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển, khả năng liên kết, giao thương hàng hóa với các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô cũng như Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà còn giúp Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh... từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch; tạo điều kiện để Hà Nội và các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội cả khu vực đô thị và nông thôn, thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ.

Tuyến đường còn có mục tiêu tạo tiền đề để các thành phố và các tỉnh phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế đô thị và nông thon khu vực hai bên tuyến đường nói riêng và Vùng Thủ đô, tạo không gian phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư phát triển.

Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố. Cụ thể: Địa phận Hà Nội 58,2 km, đi qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông). Tỉnh Hưng Yên dự kiến tuyến dài 19,8 km, đi qua 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm). Tỉnh Bắc Ninh dự kiến tuyến dài 24,2 km và tuyến nối 9 km đi qua 3 huyện (Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình) và thành phố Bắc Ninh.

Ảnh minh họa

TP Hồ Chí Minh tìm cách cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân

(PLVN) - Tại chương trình công nhân gặp gỡ lãnh đạo TP do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức mới đây, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH), nguồn cung khan hiếm. "Chúng tôi chỉ nghe NƠXH trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao", anh Nguyễn Trần Đăng Minh, công nhân Cty Dịch vụ công ích quận 10 nói.
Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.