Tìm ra phương pháp định giá đất tối ưu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 7/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến về việc góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giá đất, Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Ông Phùng Quốc Bình, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)
Ông Phùng Quốc Bình, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44 của Chính phủ là văn bản chính sách quan trọng liên quan đến công tác định giá đất sắp được ban hành. Trong đó, phương pháp định giá đất là vấn đề đang được các Bộ, ngành, địa phương tranh luận và quan tâm. Bởi phương pháp định giá đất là “nút thắt” lớn nhất quyết định tiến độ triển khai các dự án đầu tư, bao gồm các dự án bất động sản.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Dự thảo Nghị định, trong đó đề xuất về các phương pháp định giá đất. Các Bộ, ngành, chuyên gia và địa phương đã tập trung thảo luận các vấn đề về việc rút gọn và lồng ghép các phương pháp định giá đất, khả năng thực hiện của địa phương đối với phương pháp định giá đất; quy định cụ thể điều kiện áp dụng các phương pháp định giá đất; các phương pháp đã giải quyết khó khăn, vướng mắc đặt ra tại các địa phương hay chưa…

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phương pháp định giá đất, trình tự, thủ tục áp dụng các phương pháp định giá đất phù hợp với điều kiện nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào và điều kiện thực tiễn triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý các tồn đọng, bất cập trong công tác định giá đất, đẩy mạnh việc thu ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai tại các địa phương. Quy định về định giá đất theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát, đơn giản thủ tục, giảm tối đa các khâu trung gian, bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW và hướng sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)...

Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết, tìm ra phương pháp định giá đất tối ưu, trung thực, khách quan, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thị trường; quy định cụ thể để áp dụng phương pháp định giá đất, tìm ra cách thức, nguyên tắc để thực hiện và bảo vệ người định giá đất... Trên tinh thần đó, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp đầy đủ, rà soát, thống nhất bổ sung vào Dự thảo trước khi trình ký ban hành, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý các tồn đọng, bất cập trong công tác định giá đất. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý các tồn đọng, bất cập trong công tác định giá đất. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Cần thiết giữ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Trước đó, tại Phiên họp Tham vấn ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, nội dung về định giá đất đã có nhiều thay đổi đáng chú ý so với Dự thảo Luật được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, thu hút sự quan tâm của dư luận.

Thông tin về những thay đổi liên quan đến giá đất, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu cho biết, thay đổi mới nhất là Dự thảo quy định rõ các phương pháp định giá đất và trường hợp nào áp dụng phương pháp nào để tránh tùy nghi và tránh sự rủi ro cho các cơ quan nhà nước. Theo ông Hiếu, hiện nay còn có ý kiến khác nhau là nên chọn 1, 2 hay nhiều phương pháp để tham chiếu chọn phương pháp tốt nhất, phương pháp thặng dư có nên tiếp tục hay không?

Thông tin từ cơ quan chủ trì thẩm tra cũng cho thấy, Dự thảo Luật mới nhất đã bỏ phương pháp chiết trừ vì đây thực chất là một trường hợp đặc biệt của phương pháp so sánh trực tiếp. Về phương pháp thặng dư, vấn đề được các chuyên gia, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm thời gian qua, Dự thảo Luật thiết kế 2 phương án.

Phương án 1, bổ sung phương pháp thặng dư là một trong những phương pháp xác định giá đất và tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật để quy định nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp thặng dư. Đây là phương pháp có tính khoa học, được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trên thế giới, việc quy định tiếp tục cho phép áp dụng phương pháp thặng dư sẽ tạo cơ sở để có nhiều phương pháp định giá áp dụng phù hợp nhất với thực tế, giúp tăng tính giải trình, phản biện về giá đất được đưa ra.

Phương án 2, giữ quy định như Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (bỏ phương pháp thặng dư). Theo đó, các phương pháp khác được quy định tại Dự thảo Luật là phương pháp so sánh, được áp dụng để định giá thửa, khu đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp khi có tối thiểu 3 thửa đất so sánh đáp ứng yêu cầu tại một số điều khoản của Dự thảo Luật.

Nêu ý kiến tại Phiên họp Tham vấn ý kiến về Dự thảo Luật, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Khôi cũng cho biết, tất cả các phương pháp định giá đất thì quan trọng nhất là đầu vào để tính toán giá đất. Do đó, vẫn nên giữ phương pháp thặng dư trong định giá đất. Nhưng ông Khôi đề nghị, giao Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng phương pháp định giá đất, vì nếu đưa vào Luật “sẽ bị cứng, rất khó”.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Kiên Giang Phùng Quốc Bình chia sẻ, tương tự tình hình chung trong cả nước, hiện ở Kiên Giang có 70% các dự án áp dụng phương pháp thặng dư trong định giá đất. Theo ông Bình, đối với từng dự án, cùng với phương pháp thặng dư, đều sử dụng phương pháp khác kèm theo để tính toán giá đất cụ thể. “Dù là yếu tố giả định, nhưng nếu làm đúng thì đây là phương pháp khoa học để có con số xác định giá đất. Do vậy, chúng tôi muốn giữ lại phương pháp này”, ông Bình nói.

Ông Bình cũng đề nghị Dự thảo Luật cần quy định đất ở đâu, điều kiện nào thì áp dụng phương pháp nào sẽ thuận lợi hơn cho việc áp dụng. “Nếu dữ liệu đất đai đầy đủ hết thì ai cần phải làm phương pháp thặng dư này. Hay đất vùng nông thôn thành khu đô thị thì không thể áp dụng phương pháp thặng dư này được. Do vậy, tùy từng khu vực, định hướng ở đâu, điều kiện nào thì dùng phương pháp nào là tốt hơn”, ông Bình lý giải.

Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.