Tín dụng chính sách: “Bệ đỡ” của nhiều mô hình nông – lâm kết hợp

(PLO) - Sau hơn 10 năm thực hiện, Dự án phát triển ngành lâm nghiệp đã góp phần vào cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong vùng dự án, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và an ninh xã hội, tạo nguồn thu nhập và phát triển kinh tế cho các hộ gia đình…
Những cánh rừng đã được phủ xanh nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách của Dự án phát triển ngành lâm nghiệp
Những cánh rừng đã được phủ xanh nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách của Dự án phát triển ngành lâm nghiệp

Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (FSDP) hay còn gọi là Dự án WB3 nằm trong khuôn khổ Chương trình phát triển ngành lâm nghiệp giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai từ tháng 8/2005. Đây là dự án cho vay trồng rừng thương mại đầu tiên tại Việt Nam với 2 trọng tâm chính là phát triển trồng rừng sản xuất ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam và Quỹ bảo tồn thiên nhiên. 

Trên cơ sở Hiệp định tín dụng phát triển được ký ngày 04/4/2005 và Hiệp định tài trợ bổ sung được ký ngày 15/6/2012 giữa Việt Nam với WB, Bộ Tài chính cũng đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) 02 Hiệp định vay phụ với tổng số tiền là 693,5 tỷ đồng để NHCSXH cho vay đối với các hộ gia đình tham gia trồng và chăm sóc rừng trồng, phát triển thể chế và hoạt động giám sát, đánh giá của NHCSXH. 

 “Bệ đỡ” của nhiều mô hình nông – lâm kết hợp

Tính đến 31/10/2016, tổng dư nợ của dự án đạt gần 492 tỷ đồng với trên 15 nghìn khách hàng còn dư nợ, trong đó Quảng Nam là một trong 6 tỉnh của dự án dẫn đầu về số lượng khách hàng và số dư nợ (dư nợ đạt trên 164 tỷ đồng với hơn 4.300 hộ gia đình vay vốn).

Là người dân được hưởng lợi từ dự án, năm 2005 hộ gia đình ông Hồ Văn Ngọc ở thôn 5, xã Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã vay 50 triệu đồng để trồng 5,2ha cây keo tai tượng. Ông Ngọc cho biết: “Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, quanh năm phải làm thuê, làm mướn cũng chẳng đủ cho 05 miệng ăn. Nhưng từ khi gia đình tôi được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua NHCSXH, cụ thể là chương trình cho vay Dự án phát triển ngành lâm nghiệp, để trồng cây keo tai tượng, đời sống kinh tế gia đình từng bước phát triển. Năm 2013, rừng keo tai tượng cho thu hoạch, tôi đã trả được nợ vay ngân hàng, hiện gia đình tôi đã thoát được cận nghèo”.

Sau 5-7 năm, rừng keo nhà ông Ngọc sẽ cho thu hoạch từ 70-80 triệu đồng/ha, trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận thu được sẽ đạt từ 7-10 triệu đồng/ha. “Tuy nhiên, để thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu, vợ chồng tôi đồng thuận tiếp tục vay NHCSXH 125 triệu để đầu tư trồng rừng. Hi vọng sẽ đổi đời nhờ rừng” – ông Ngọc nói thêm.

Ông Huỳnh Tấn Xuân - Chủ tịch UBND xã Tiên Ngọc - chia sẻ: Từ vùng đất bạc màu, năng suất cây trồng hàng năm thấp, từ khi thực hiện FSDP, nhiều hộ dân ở địa phương đã biết chuyển đổi cây trồng phát triển kinh tế vườn rừng, áp dụng mô hình nông-lâm kết hợp để tăng diện tích rừng trồng trong những năm đầu bằng cách trồng xen kẽ với các loại cây ngắn ngày, sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách với lãi suất thấp..., nhờ đó đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi đáng kể, môi trường sống được cải thiện. Hoạt động trồng rừng bền vững đã góp phần bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế cho người dân địa phương, hướng nền kinh tế tới mục tiêu tăng trưởng xanh...

Tạo ra mô hình quản lý phát triển rừng bền vững

Dự án triển khai giai đoạn I (từ năm 2005 đến năm 2011) tại 04 tỉnh gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thừa Thiên Huế. Giai đoạn II từ năm 2012 đến tháng 3/2015 với việc mở rộng thêm 02 tỉnh là Thanh Hóa và Nghệ An. 

Mục tiêu chính của FSDP là quản lý rừng trồng sản xuất bền vững và hiệu quả, bảo tồn sự đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, tăng cường đóng góp của ngành lâm nghiệp vào công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam và bảo vệ môi trường toàn cầu bằng các gói tín dụng hấp dẫn và hoạt động tư vấn kỹ thuật cho các hộ gia đình địa phương nghèo để trồng rừng trên diện tích khoảng 70.300ha tại 06 tỉnh dự án.

Thời điểm 31/3/2015 là thời gian kết thúc việc NHCSXH rút vốn từ Bộ Tài chính, tuy nhiên hoạt động cho vay nguồn vốn quay vòng vẫn được NHCSXH duy trì thực hiện 20 năm nữa để tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân được tiếp tục vay vốn trồng và chăm sóc rừng.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, dự án đã có tác động tích cực về nhiều mặt bao gồm phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và ngành lâm nghiệp. Việc tham gia thực hiện trồng rừng dự án đã làm thay đổi đời sống kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn có diện tích tham gia trồng rừng cũng như sống xung quanh rừng từ việc bán sản phẩm cho đến làm thuê trong lĩnh vực lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân góp phần vào bảo đảm an ninh trật tự xã hội tại địa phương, làm tăng của cải cho xã hội và có đóng góp tích cực vào giảm nghèo, từ đó tạo ra chuỗi giá trị về mặt kinh tế-chính trị, xã hội và môi trường.

Hoạt động của dự án cũng đã có đóng góp tích cực vào thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam (Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 15,5%, đến năm 2015 khoảng cách này thu hẹp còn dưới 5%).

Mặt khác, FSDP đã tạo ra mô hình quản lý phát triển rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó đẩy mạnh bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng và đẩy mạnh đóng góp của lâm nghiệp vào nền kinh tế... 

Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.