Toàn bộ đường cửa ngõ Thủ đô sẽ là cao tốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dự án nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai (Hà Nội) vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Như vậy, từ tất cả các tỉnh, thành di chuyển về Hà Nội, đến cửa ngõ Thủ đô đều là đường cao tốc.
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 có tổng vốn đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội.
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 có tổng vốn đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội.

Hơn 8.000 tỷ đồng nâng cấp quốc lộ 6

Theo ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ (QL) 6 có tổng vốn đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 5.000 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 2.947 tỷ đồng. Dự kiến, dự án thực hiện trong vòng 5 năm, đến năm 2027 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Dự án dài 21,7km, bắt đầu từ nút giao Ba La (quận Hà Đông) đến thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ), tiếp giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Mặt cắt đường hiện có rộng 6 - 10m sẽ được mở rộng lên 50 - 60m, tương đương 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 - 100km/h. Trên tuyến có 7 cầu đường bộ và 1 cống hộp; 4 nút giao chính gồm nút giao Ba La (giao với QL 21B), nút giao với đường Vành đai 4, nút giao với đường trục Bắc - Nam và nút giao với QL21A.

Theo ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, dự án có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối với QL21A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Khi dự án hoàn thành sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ nói riêng và TP Hà Nội nói chung. Ngoài ra, tuyến đường còn có chức năng tăng cường liên kết, giao thương giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và nước bạn Lào.

Trước đó vào tháng 5/2022, để thực hiện dự án này, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 18 gói thầu phụ vụ công tác thiết kế kỹ thuật và GPMB.

Thách thức giải phóng mặt bằng

Hiện nay đoạn đường Ba La - Xuân Mai đã xuống cấp khá nghiêm trọng, xuất hiện nhiều “ổ gà, ổ voi”, mặt đường nhiều đoạn lồi lõm, nhiều bụi đất. Là đường cửa ngõ Thủ đô kết nối Hà Nội với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên… nhưng mặt đường khá nhỏ, trong khi lưu lượng xe cộ rất đông đúc nên đoạn đường này thường xuyên xảy ra ách tắc, là nỗi ám ảnh của nhiều tài xế mỗi khi đi qua đây, nhất là giờ cao điểm. Đây cũng là đoạn đường cửa ngõ Thủ đô duy nhất kết nối với các tỉnh và vùng miền khác không phải đường cao tốc.

Hiện các đường cửa ngõ Thủ đô đi các tỉnh, thành đều là những đường cao tốc. Cụ thể, đi về hướng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh có cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; đi về hướng Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hoá có cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; đi về hướng Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai có cao tốc Hà Nội – Lào Cai; đi về hướng Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn có cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Chỉ duy nhất đi về hướng Tây Bắc nối các tỉnh Hoà Bình, Sơn La là chưa có đường cao tốc. Như vậy, với việc xây dựng dự án cải tạo QL6 đoạn Ba La – Xuân Mai thì tất cả các cửa ngõ vào Thủ đô đều là đường cao tốc.

Hiện, thách thức lớn nhất của dự án là công tác GPMB. Tuyến đường này đi qua địa phận hai quận, huyện là Hà Đông và Chương Mỹ, dân cư ven đường rất đông đúc. Bởi vậy, ngoài việc thống nhất xong tiền bồi thường GPMB còn phải thực hiện công tác phức tạp khác là tái định cư cho rất nhiều hộ dân. Riêng vốn cho GPMB đã là hơn 5.000 tỷ, tức bằng gần 2/3 tổng mức đầu tư.

Sẽ hình thành cao tốc dài gần 200km lên Tây Bắc

Cũng tại QL6, hiện Bộ GTVT đang thực hiện thủ tục để đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tránh TP Hoà Bình, tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; dự kiến đến năm 2024 dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hiện dự án cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu (Sơn La) cũng đang chuẩn bị được đầu tư. Như vậy, trong tương lai không xa, sẽ hình thành tuyến cao tốc lên Tây Bắc, từ Hà Nội đến Mộc Châu, chiều dài gần 200km.

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.