TP HCM có thể khởi kiện hộ dân chậm trả tiền thuê, mua nhà ở tái định cư

0:00 / 0:00
0:00
Hiện TP HCM có hơn 1.800 hộ dân chậm thanh toán tiền mua, thuê mua nhà tái định cư. Những hộ không thuộc diện hộ nghèo, khó khăn nhưng vẫn chậm trả tiền mua nhà có thể bị thu hồi, cần thiết sẽ khởi kiện.
TP HCM có thể khởi kiện hộ dân chậm trả tiền thuê, mua nhà ở tái định cư

Hơn 1.800 hộ dân nợ 128 tỷ đồng

Chung cư M.K, Phường (P) Hiệp Bình Chánh, Thành phố (TP)Thủ Đức, TP HCM là nơi bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, di dời khỏi đoạn kênh Thanh Đa, Quận (Q) Bình Thạnh bị sạt lở.

Hơn 12 năm sinh sống ổn định nhưng một số hộ dân được bố trí căn hộ tái định cư ở chung cư M.K vẫn chưa thể trả dứt điểm tiền mua nhà. Nhiều căn hộ vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận vì việc mua bán bằng giấy viết tay qua 2 – 3 đời chủ.

Theo cư dân T, vào năm 2007, nhà của bà ở khu vực Thanh Đa bị giải toả và chính quyền thông báo giá bồi thường 4,3 triệu đồng/m2. Sau khi thương lượng với các hộ dân, UBND Q.Bình Thạnh đồng ý mức giá 6,1 triệu đồng/m2.

Giá bồi thường đã tăng gần 2 triệu đồng/m2 nhưng vẫn chưa bằng mức giá bán nhà tái định cư 7,5 triệu đồng/m2 mà bà T. được thông báo tại thời điểm đó. Thanh toán hơn 50 triệu đồng và chuyển về nơi ở mới được vài tháng, bà T. bất ngờ khi được thông báo giá bán căn hộ tái định cư gần 12 triệu đồng/m2.

Với mức giá mới này, những hộ dân được bố trí căn hộ tại chung cư M.K phải trả thêm từ 200 – 300 triệu đồng. Giá căn hộ tăng lên khiến cho cuộc sống của các hộ dân bị giải toả đã vất vả càng trở nên khó khăn hơn.

Đến nay, vẫn còn nhiều hộ dân chưa thanh toán hết tiền trả chậm, trả góp mua căn hộ tái định cư tại chung cư M.K. Nhiều trường hợp mua bán căn hộ bằng hình thức giấy tay hoặc uỷ quyền chưa được cấp giấy chứng nhận vì không liên hệ được với người được bố trí nhà trước đây.

Vẻ hoang vắng tại Khu tái định cư Vĩnh Lộc B.
Vẻ hoang vắng tại Khu tái định cư Vĩnh Lộc B.

Bàn giao hơn chục năm nay, Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh hiện khá hoang vắng. Khu tái định cư này có quy mô 45 block chung cư với hơn 2.500 căn hộ và nền đất. Đây là nơi tái định cư của một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc TP HCM – Trung Lương qua địa bàn huyện Bình Chánh.

Quy mô lớn như vậy nhưng đến nay chỉ có vài trăm hộ dân thuê hoặc mua trả góp căn hộ và nền đất tại đây. Trong đó, nhiều hộ dân vẫn chưa thanh toán xong tiền thuê, mua nhà ở tái định cư.

Mới đây, đơn vị ký hợp đồng cho thuê, mua bán nhà đất tái định cư với các hộ dân nói trên là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích huyện Bình Chánh đã kiến nghị xử lý. UBND huyện Bình Chánh sau đó đề nghị UBND TP HCM chấp thuận đề xuất tính lãi suất do chậm nộp tiền tái định cư.

Theo Sở Xây dựng TP HCM, tính đến ngày 31/12/2020, trên địa bàn thành phố còn 1.849 hộ dân mua trả góp, thuê nhà ở, đất ở tái định cư chậm thanh toán với tổng số tiền hơn 128 tỷ đồng.

Trong đó, có gần 1.300 hộ mua trả chậm, trả góp, thuê nhà đất tái định cư và những hộ này đang trực tiếp sử dụng nhà đất. Còn lại 551 trường hợp đã sang nhượng/uỷ quyền/cho thuê lại.

Cho ghi nợ, không tính lãi phạt, nếu cần thiết có thể khởi kiện

Theo ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM , có nhiều nguyên nhân khiến cho người được bố trí nhà đất tái định cư chậm thanh toán. Đa phần người dân tái định cư gặp khó khăn về tài chính do khi được bố trí nơi ở mới không có việc làm, thu nhập không ổn định.

Nhiều trường hợp không đồng thuận về giá bán, giá thuê căn hộ, đặc biệt trong trường hợp giá bán được duyệt chênh lệch khá lớn với giá bán dự kiến đã thông báo cho người dân. Không ít hộ dân được bố trí nhà ở nhưng không hợp tác ký hợp đồng thuê, thuê mua hoặc gia hạn thời gian thuê, thuê mua.

Nhiều trường hợp đã nhận sang nhượng, uỷ quyền từ người được bố trí tái định cư nhưng nay lại không chấp thuận việc tiếp tục thanh toán tiền thuê, trả góp.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM, có nhiều nguyên nhân bất khả kháng như: Người được bố trí nhà ở tái định cư bị bệnh tật; xuất cảnh nước ngoài; tranh chấp quyền sử dụng với các bên liên quan; cơ quan Nhà nước không liên hệ được với người dân…

Hàng ngàn căn hộ tại Khu tái định cư Vĩnh Lộc B hiện vẫn chưa có người ở.
Hàng ngàn căn hộ tại Khu tái định cư Vĩnh Lộc B hiện vẫn chưa có người ở.

Để tháo gỡ khó khăn cho các trường hợp chậm thanh toán tiền mua nhà đất tái định cư trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng đã phân loại và kiến nghị UBND TP HCM giải quyết cho từng nhóm đối tượng.

Cụ thể, những hộ dân mua nhà tái định cư trả chậm, trả góp nhưng khó khăn về tài chính, thuộc diện xoá đói giảm nghèo thì xem xét cho ghi nợ tiền chậm thanh toán trên giấy chứng nhận.

Không tính lãi suất phạt do chậm thanh toán tiền thuê và hoãn trả tiền thuê không quá 5 năm đối với những hộ có hợp đồng thuê. Sau 5 năm vẫn chưa trả xong tiền thuê sẽ xem xét cưỡng chế thu hồi.

Đối với các hộ dân không thuộc các diện như hộ nghèo , thu nhập thấp, khó khăn về tài chính nhưng chậm thanh toán tiền trả góp nhà ở tái định cư thì căn cứ quy định để tính lãi phạt; kiên quyết thu hồi; trường hợp cần thiết có thể khởi kiện ra toà.

Những hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng chậm thanh toán tiền thuê nhà ở tái định cư từ 3 tháng trở lên thì kiên quyết cưỡng chế, thu hồi nhà ở.

Với những hộ dân chưa đồng thuận với chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo các quận - huyện rà soát, xem xét điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường cho từng hộ.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.