TP Hồ Chí Minh và mô hình đô thị đa trung tâm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến 2040, tầm nhìn 2060 UBND TP vừa trình HĐND TP khóa X, không chỉ được người dân TP mà người dân cả nước và các địa phương khác quan tâm, theo dõi đô thị lớn bậc nhất cả nước có thêm sáng tạo gì.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung định hướng phát triển đô thị TP theo mô hình đa trung tâm. Phân vùng đô thị trung tâm gồm quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân, một phần quận 12. Phân vùng phía Đông là Thủ Đức. Phân vùng phía Bắc - Tây Bắc gồm huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần quận 12. Phân vùng phía Tây gồm phần lớn huyện Bình Chánh. Phân vùng phía Nam gồm quận 7, huyện Nhà Bè, một phần Bình Chánh và toàn bộ huyện Cần Giờ.

Dự kiến được phê duyệt chậm nhất vào cuối tháng 9/2024 tới đây, trong phần thuyết trình, đại diện UBND TP đã đưa ra nhiều luận cứ, nhận định, được nhiều ý kiến đồng tình.

Trước tiên, về dân số, theo dự báo, quy mô dân số toàn TP đến 2030 là 11 triệu, đến 2040 là 13 triệu, đến 2060 là 16 triệu người. Dân số TP hiện nay đang là 12 - 13 triệu người, nhưng số liệu chính thức chỉ gần 10 triệu do có sự chênh lệch là số dân vãng lai. Trong 10 năm qua, tỷ lệ dân số vãng lai khoảng 25 - 30%. Việc tính toán vấn đề tăng dân số phải được đặt trong tương quan phát triển TP. Tỷ lệ dân vãng lai dự báo sắp tới sẽ có sự thay đổi khi các địa phương, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long kết nối với TP tốt hơn. Nói cách khác, khi hệ thống đường cao tốc ngày càng dài, việc đi lại thuận tiện hơn; khi TP không tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, đất đai mà tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao; thì số người bỏ quê lên TP chắc chắn sẽ ít đi.

Từ nhận định đó, để tính toán có chừng mực, tránh đầu tư hạ tầng lớn nhưng hiệu quả phục vụ không cao. “Các quận, huyện phải lưu ý vùng nào không ưu tiên phát triển dân cư thì kiên quyết không đầu tư hạ tầng. Nếu cứ dễ dãi cho phát triển dân cư rồi sau đó đầu tư đường, điện, nước… thì rất khó. Nơi nào là đô thị thì tập trung làm hạ tầng cho tốt, phần còn lại là không gian dành cho nông nghiệp, sinh thái, tự nhiên để dự trữ cho tương lai”, đại diện UBND TP nêu rõ.

Ở một góc độ khác, đồ án với 5 phân vùng đô thị đều phải hình thành khu đô thị gần như hoàn chỉnh, là điểm mới đòi hỏi TP phải kiên trì, dành nguồn lực để phát triển các vùng đô thị này song song với việc kết nối giữa 5 phân vùng đô thị. Đồ án nêu rõ khu trung tâm hiện hữu hạn chế tối đa việc phát triển mới. Còn không gian dọc sông Sài Gòn là động lực mới, điểm nhấn, thì không đặt nặng hoạt động kinh tế mà tạo thêm không gian phát triển.

Nêu ra một số yếu tố như trên, để cho thấy tầm nhìn quy hoạch của TP đã rất mới, rất khác, có căn cứ khoa học và thực tế cũng như dự báo xu hướng, thuyết phục mọi người tin tưởng, kỳ vọng. Với quy hoạch mới, định hướng phát triển mới như trên, mong rằng TP HCM tiếp tục là một trong những đầu tàu về kinh tế, về sự sáng tạo, liên tục nâng cao chất lượng sống người dân, là tấm gương cho các địa phương khác học hỏi, làm theo.

Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.
Dừng đấu giá 20 thửa đất tại Hoài Đức để kiểm tra

Dừng đấu giá 20 thửa đất tại Hoài Đức để kiểm tra

(PLVN) - Theo kế hoạch, ngày 26/8 tới đây, huyện Hoài Đức, Hà Nội sẽ đấu giá 20 thửa đất, nằm ngay bên cạnh 19 thửa vừa đấu giá tại xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên vừa qua, gây xôn xao với mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2.
Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khởi công Dự án

Hải Phòng: Phát triển du lịch xanh trên “đảo ngọc” Cát Bà

(PLVN) - Chiều 16/8, tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô gần 50 ha với tổng mức đầu tư lên tới 2.100 tỷ đồng…