Trình đề án lên quận Đông Anh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND huyện Đông Anh vừa có tổng hợp thông báo kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh, gửi HĐND TP Hà Nội.
Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.

Theo đề án, Đông Anh được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía bắc Thủ đô.

Quận Đông Anh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên 185 km2, dân số 437.000 người và 24 xã, thị trấn hiện có. Đông Anh có 24 phường gồm: Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

Về địa giới hành chính, phía đông quận giáp TP. Từ Sơn và huyện Yên Phong (Bắc Ninh); phía tây giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng; phía nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên; phía bắc giáp huyện Sóc Sơn với ranh giới là sông Cà Lồ. Hiện Đông Anh đã đạt 5/5 tiêu chí thành lập quận và 4/4 tiêu chí lập phường (hạ tầng xã hội; kỹ thuật đô thị; vệ sinh môi trường; kiến trúc cảnh quan).

Chính quyền huyện đã tổ chức lấy ý kiến cử tri và đại biểu HĐND các cấp. Kết quả cho thấy hơn 99% đồng ý với đề án thành lập quận Đông Anh và các phường. Cử tri kiến nghị giữ nguyên một số tên gọi có ý nghĩa văn hóa, lịch sử lâu đời của địa phương; tiếp tục đầu tư nhà văn hóa, khu vui chơi, điểm sinh hoạt cộng đồng; quan tâm hơn nữa vấn đề môi trường, nước sạch.

UBND huyện Đông Anh cho biết, việc thành lập quận sẽ tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế của huyện nói riêng và toàn TP Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, lên quận cũng sẽ có những khó khăn nhất định, nhất là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; thói quen, lối sống về bảo vệ môi trường của một số người dân còn hạn chế.

Sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa trong giai đoạn công nghiệp hóa sẽ dẫn đến nhiều vấn đề bất cập mới nảy sinh như: quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp; tình trạng lao động nông thôn chuyển về đô thị để tìm kiếm việc làm sẽ tạo ra áp lực về nhu cầu việc làm, nhà ở.

Đề án thành lập quận Đông Anh sẽ được trình HĐND thành phố xem xét thông qua tại kỳ họp đầu tháng 7; hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023.

Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.