UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND huyện Bảo Lâm thông tin, vừa qua, dư luận phản ánh về việc UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 29/12/2021 ban hành Thông báo 315/TB-UBND, trong đó tạm dừng tác động đầu tư, xây dựng, thi công công trình trên đất..., với 15 hộ tách thửa sai quy định và một số khu vực khác tại thôn 5, 6 (xã Lộc Quảng) để rà soát thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.

Cũng tại thông báo này, UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng tham mưu để xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến đất đai tại khu vực nói trên trong tháng 2/2022. Sau thông báo này, hoạt động xây dựng tại khu vực thôn 5 và thôn 6, xã Lộc Quảng bị “đóng băng” toàn bộ cho đến nay.

Sau khi xác minh, UBND huyện cho hay, khu vực 15 hộ dân có đất tại thôn 5 đã được người dân ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Thúy Hằng kiến nghị, xem xét tháo gỡ những vướng mắc do chủ trương tạm dừng toàn bộ việc tác động, đầu tư, xây dựng nhà ở.

Đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất thì khu vực 15 hộ dân nói trên được quy hoạch đất ở. Tuy nhiên về quy hoạch xây dựng, khu vực trên được quy hoạch là đất nông nghiệp, đồng thời, tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với khu vực 15 hộ dân, từ 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện Bảo Lâm rà soát, tháo gỡ bất cập. Sau đó, UBND huyện đã phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Lộc Quảng đến 2030 và đã tổ chức lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023, UBND tỉnh thống nhất dừng thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bảo Lâm; rà soát, ban hành các Quyết định kéo dài thời gian thực hiện, quản lý với các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện (quy hoạch chung nông thôn mới, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn…).

Qua đối chiếu, khu vực thôn 5, thôn 6 thuộc trường hợp chưa đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Hơn nữa, khu vực trên nằm trong ranh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản theo. Theo quy định thì việc lập, điều chỉnh quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp trên, quy hoạch khoáng sản và các quy định liên quan đến quản lý, bảo vệ khu vực quy hoạch. Do đó, UBND huyện không có cơ sở để lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Lộc Quảng theo đúng quy định nên tại khu vực này.

Về các hộ dân có đất, qua xác minh có tổng cộng 17 hộ dân, đều không phải người địa phương mà có địa chỉ và nhà tại Đà Lạt, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Hà Nội, TP HCM, Quảng Nam, Gia Lai, Bình Dương, Hà Tĩnh… Nhận định những người đứng tên trên sổ đỏ có thể là những người kinh doanh, buôn bán bất động sản.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, hiện Lâm Đồng có 5 địa phương vướng quy hoạch khoáng sản là TP Bảo Lộc và các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã nêu lên những rào cản do quy hoạch khoáng sản để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét có sự điều chỉnh, tháo gỡ; bảo đảm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định đời sống người dân.

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.