Ước mơ mua được nhà còn xa vời với người lao động thu nhập thấp ở TP HCM

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn câu chuyện nhà ở cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, với nhiều người lao động có thu nhập thấp tại đây, con đường để có được một nơi có thể an cư, lạc nghiệp còn khá gian nan...
Số lượng nhà ở xã hội còn thấp so với mục tiêu đặt ra và so với nhu cầu thực tế của người lao động thu nhập thấp. (Nguồn: Baodautu)
Số lượng nhà ở xã hội còn thấp so với mục tiêu đặt ra và so với nhu cầu thực tế của người lao động thu nhập thấp. (Nguồn: Baodautu)

Mong mỏi chốn an cư

Vợ chồng anh Phạm Văn Tuấn (39 tuổi) và chị Lê Thị Thảo (35 tuổi), cùng quê Quảng Ngãi, vào làm việc tại khu chế xuất Linh Trung từ năm 2006, đến nay đã được 18 năm. Hai vợ chồng anh chị có 2 con, thu nhập hàng tháng, trừ các chi phí ra dư được 8 triệu đồng. Từ khi bước chân vào TP Hồ Chí Minh, hai vợ chồng đã ấp ủ mong ước có được một ngôi nhà hay căn hộ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng là sự yên tâm cho cuộc sống. Tuy nhiên, mặc dù cố gắng dành dụm, đến nay, ước mơ của họ vẫn còn quá xa vời. Chị Thảo tâm sự: “Khi tụi em vào TP Hồ Chí Minh có tìm hiểu giá căn hộ để làm động lực để dành tiền. Lúc đó, một căn chung cư nhỏ vùng ven ở Thủ Đức chỉ có 400- 500 triệu đồng. Vợ chồng bảo nhau cố gắng để dành dụm, thế mà năm này sang năm nọ, gần 20 năm trôi qua, giá căn hộ hiện nay thấp nhất cũng phải một tỉ rưỡi, ước mơ vợ chồng con cái có mái nhà chui ra chui vào còn quá xa vời”.

Cũng tình trạng tương tự, hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Huyền, quê Bắc Ninh, làm công nhân trong một xưởng may tại quận Tân Bình cho biết, mặc dù hơn 15 năm sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh, tăng ca không ngừng nghỉ nhưng cả hai vẫn chưa mua được nhà ở, không những thế, việc ở trọ cũng không ổn định vì cứ 1-2 năm là phải chuyển chỗ do nhiều lý do: Chủ trọ tăng giá, nhà trọ xuống cấp, hoặc bất tiện cho con cái đi học... Hiện nay, hai vợ chồng đang nghĩ đến việc mua sang tay căn hộ dịch vụ tại một quận vùng ven. Bên bán đang chào giá vợ chồng chị một căn hộ dịch vụ có tổng diện tích sử dụng 50m2 bao gồm trệt và gác xép, giá chỉ khoảng 800 triệu. Chị Huyền cho biết, mặc dù một số vấn đề như pháp lý không rõ ràng, không đủ an toàn về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, nhưng họ phải đánh liều vì “chờ nữa không biết đến bao giờ mới mua được nhà ở”.

Theo kết quả khảo sát chung của Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh năm 2023, còn khoảng 1,3 triệu lao động có nhu cầu nhà ở. Người lao động thu nhập thấp, công nhân nghèo ở thành phố sôi động nhất nước luôn mong muốn có một mái nhà, dẫu là nhỏ. Hoặc, tối thiểu, cũng là một chốn ở lâu dài, ổn định được cho thuê với mức giá phù hợp.

Nhiều công nhân sau thời gian vất vả làm việc vẫn phải gắn với những căn phòng trọ thiếu tiện nghi. (Ảnh: Ngọc Mai)

Nhiều công nhân sau thời gian vất vả làm việc vẫn phải gắn với những căn phòng trọ thiếu tiện nghi. (Ảnh: Ngọc Mai)

Tại chương trình “Cảm ơn người lao động” do Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, khi bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình, nhiều công nhân và người lao động thu nhập thấp đã đưa ra những trăn trở liên quan đến nhà ở như giá nhà tăng vọt, dành dụm mãi không đủ tiền mua, không tiếp cận được thông tin về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp... Người lao động cũng đưa ra đề xuất thành phố ưu đãi tăng mức vay mua nhà cho người thu nhập thấp; có thêm nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú với mức giá thuê hoặc mua hợp lý cho công nhân, người thu nhập thấp...

Nỗ lực an cư cho người lao động thu nhập thấp

Những năm qua, nhà ở cho người thu nhập thấp luôn là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Trước đây TP Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng được 35.000 căn nhà ở xã hội. Sau 15 năm, TP Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng 31 dự án nhà ở xã hội với 1,55 triệu m2 sàn, tương ứng 18.800 căn hộ.

Theo UBND TP Hồ Chí Minh, thống kê tổng nhu cầu nhà ở của thành phố trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 37 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó chủ yếu là nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp ở đô thị khoảng 15 triệu m2 sàn nhà ở, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn khoảng 12 triệu m2 sàn nhà ở.

Tuy nhiên, trên thực tế, TP Hồ Chí Minh xác định khả năng phát triển tối đa nguồn cung nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 chỉ đáp ứng được 17,8% nhu cầu của người dân, trong đó loại hình nhà lưu trú công nhân chỉ đáp ứng được gần 6% nhu cầu nhà ở của công nhân.

Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn câu chuyện nhà ở cho người thu nhập thấp. Theo kế hoạch triển khai Nghị quyết số 180/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND TP Hồ Chí Minh về triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn được UBND TP Hồ Chí Minh ban hành vừa qua, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan và UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện tập trung đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2025, với chỉ tiêu dự kiến phát triển thêm khoảng 2,5 triệu m2 sàn xây dựng, tương đương khoảng 35.000 căn hộ. Đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể về pháp lý, tiến độ và khả năng thực hiện của các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, xác định các dự án trọng tâm cần phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 và thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể....

Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn câu chuyện nhà ở cho người thu nhập thấp. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vneconomy)

Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn câu chuyện nhà ở cho người thu nhập thấp. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vneconomy)

Có thể thấy, số lượng nhà ở xã hội đã và dự kiến xây dựng còn thấp so với mục tiêu đặt ra và so với nhu cầu thực tế của người lao động thu nhập thấp. Một thực tế nữa có thể nhận thấy tại các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đã hoàn thiện, ngoài chênh lệch số lượng giữa cung và cầu còn là chênh lệch giữa thực tế dự án và hiệu quả sử dụng. Hiện nay, nhiều dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp thường có vị trí cách xa trung tâm thành phố, thiếu sự kết nối hạ tầng giao thông và tiện ích cơ bản. Nhiều người thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở, nhưng nơi ở quá bất tiện cho việc di chuyển, mưu sinh, thiếu tiện ích để sinh sống, nên cho dù có dành dụm được tiền cũng khó mà chọn mua.

Có thể nói, việc chăm lo nơi ăn chốn ở, để giúp công nhân, người thu nhập thấp có thể an cư, gắn bó, cống hiến cho thành phố là điều cần làm. Bởi đó là sự tri ân xứng đáng dành cho những người đã cống hiến hết mình, trực tiếp tạo ra của cải vật chất góp phần xây dựng TP Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, giàu mạnh.

3 hướng giải quyết thực trạng nhà ở cho người lao động

Tiếp xúc với người lao động tại chương trình “Cảm ơn người lao động” do Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh tổ chức, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh sẽ có 3 hướng giải quyết thực trạng nhà ở cho người lao động. Thứ nhất là nâng cấp chất lượng nhà trọ, đây là giải pháp thiết thực nhất với công nhân, người lao động thu nhập thấp. Thứ hai là xây dựng nhà ở cho thuê ở các khu vực đông công nhân với chi phí hợp lý. Thứ ba là xây dựng nhà ở xã hội, thành phố hỗ trợ người lao động vay mua.

Với giải pháp thứ nhất, theo ông Mãi, TP Hồ Chí Minh sẽ yêu cầu các chủ nhà trọ rà soát lại điều kiện nhà ở cho phù hợp với các tiêu chuẩn về tiện nghi, an toàn, đồng thời có những chính sách hỗ trợ như tiền điện, tiền nước... Với giải pháp thứ hai, “sắp tới, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai thực hiện các cụm nhà cho thuê ở các khu vực đông công nhân sinh sống. Không phải tất cả công nhân đều có nhu cầu mua nhà, nhưng họ có thể thuê nhà với giá hợp lý, vài ba triệu đồng/tháng. Thành phố sẽ khẩn trương giao Sở Xây dựng phối hợp Liên đoàn lao động thành phố phát triển dự án nhà cho thuê để có thể thực hiện từ đầu năm 2025” - ông Mãi nhấn mạnh.

Ông Phan Văn Mãi cũng chia sẻ thông tin, Chính phủ đã giao chỉ tiêu TP Hồ Chí Minh phải xây ít nhất 26.500 căn cho người lao động thuê, thành phố sẽ phấn đấu đến năm sau đạt được chỉ tiêu này, để góp phần thực hiện giải pháp thứ ba của thành phố.

Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.