Vụ 8B Lê Trực: Cần đánh giá giấy phép xây dựng có hợp pháp hay không?

(PLO) - Dự án 8B Lê Trực năm 2008 được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho phép xây dựng với chiều cao công trình tối đa là 70m và 20 tầng. Theo quy định pháp luật đây là dự án không phải cấp phép xây dựng vì đã được khởi công xây dựng trước thời điểm Nghị định 64/2012/NĐ-CP có hiệu lực. 
Toà nhà 8B Lê Trực
Toà nhà 8B Lê Trực

Tuy nhiên, đến năm 2014 Sở Xây dựng Hà Nội lại cấp giấy phép xây dựng cho dự án với chiều cao công trình là 53m và chỉ là 18 tầng. Chính sự “vênh nhau” như vậy nên nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải căn cứ vào pháp luật về xây dựng, đất đai để đánh giá giấy phép xây dựng cấp cho dự án 8B Lê Trực có hợp pháp hay không?

Quy hoạch và giấy phép tại sao lại "vênh nhau"?

Ngày 5/12/2008, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo đã ký Quyết định số 2452/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phần kiến trúc hai bên trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương (đoạn từ Đại sứ quán Thụy Điển đến đường Hùng Vương) tỷ lệ 1/500 - Tại lô đất có ký hiệu L30 (khu đất của Công ty cổ phần May Lê Trực tại số 8B phố Lê Trực). Theo đó, dự án 8B Lê Trực được xác định chức năng sử dụng đất là nhà ở chung cư và được điều chỉnh cục bộ thành chức năng sử dụng đất hỗn hợp (Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê) với quy mô được phép xây dựng với chiều cao công trình tối đa là 70m và 20 tầng.

            Theo luật sư Cao Xuân Vượng - Công ty Luật An Viên - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết: Đối chiếu theo điểm c, Điều 19, Nghị định 12/2009/NĐ-CP quy định các công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không cần phải xin phép xây dựng.

            Đến năm 2012 pháp luật xây dựng có sự thay đổi khi Chính phủ ban hành Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 và có hiệu lực từ ngày 20/10/2012. Trong đó, khoản 1, Điều 27 Nghị định quy định về xử lý chuyển tiếp thì: "Những công trình, theo quy định trước khi Nghị định này có hiệu lực (20/10/2012) thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng, nhưng theo quy định của Nghị định này phải có giấy phép, nếu đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng"...

            Như vậy, dự án 8B Lê Trực được khởi công xây dựng từ năm 2010 thuộc đối tượng không cần phải xin giấy phép xây dựng khi đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Tuy nhiên, đến ngày 24/3/2014, Sở Xây dựng Hà Nội lại cấp Giấy phép xây dựng cho công trình 8B Lê Trực, điều đặc biệt khác thường với Quy hoạch chi tiết là chỉ cho phép chủ đầu tư xây dựng với chiều cao công trình tối đa là 53m và 18 tầng, đồng thời Giấy phép xây dựng cũng ghi nhận rõ tình trạng công trình đã được khởi công.

            Sâu chuỗi lại quá trình thay đổi quy định pháp luật cũng như cách áp dụng của cơ quan chức năng cho thấy, việc Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình 8B Lê Trực là trái quy định pháp luật do Công trình này thuộc đối tượng không yêu cầu phải xin cấp phép xây dựng. Hơn nữa, giữa Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và Giấy phép xây dựng lại “vênh nhau” về chiều cao công trình là 17m và 2 tầng; Điều thay đổi bất ngờ của Giấy phép xây dựng được cấp không đúng với Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam, không phù hợp với công năng sử dụng (chiều cao bình quân các tầng đều quá thấp 53m : 18 tầng = 2,94m /tầng, riêng tầng 1 chỉ cao +2,6m) khiến chủ đầu tư vô cùng lúng túng, không thể thi công theo giấy phép xây dựng, vì thế đã xây dựng theo Quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt và cho đến nay Quy hoạch này vẫn đang còn hiệu lực pháp luật.

            Hệ quả còn nguy hiểm hơn, khi các cơ quan chức năng xử lý vi phạm trật tự xây dựng lại không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt như nêu ở trên mà chỉ căn cứ vào Giấy phép xây dựng đã cấp trái quy định pháp luật mà ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình 8B Lê Trực, khiến cho tòa nhà không đảm bảo an toàn do ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu, tuổi thọ công trình, gây thiệt hại rất lớn cho người dân mua nhà và chủ đầu tư; Trong khi văn bản liên quan đến quản lý trật tự xây dựng có hiệu lực pháp luật cao nhất phải tuân thủ chính là Quyết định 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Cần xem lại việc cấp phép?

Theo ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Bộ Tư pháp, Giấy phép xây dựng là quyết định hành chính cá biệt, hiện nay chưa có Luật Quyết định hành chính cá biệt. Tuy nhiên, quyết định hành chính cá biệt chỉ được áp dụng đối với trường hợp cụ thể và phải dựa trên một hệ thống pháp luật hiện hành. “Cho nên để xem quyết định cá biệt có hợp pháp hay không thì phải mang hệ thống pháp luật đó ra để đối chiếu”.

Như vậy, việc cấp giấy phép xây dựng chỉ là một khâu trong thủ tục cấp phép và phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Có nghĩa là nếu không tuân theo quy định pháp luật thì giấy phép đó không đúng, không có giá trị pháp lý

Nói về vấn đề này, ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, khi Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ từ thời còn Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo thì đã soi xét tất cả các khía cạnh. “Việc này là có từng giai đoạn điều chỉnh, giai đoạn đó tôi không làm mà thuộc thế hệ các lãnh đạo trước”.

Nhận định về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Châu Á cho rằng, có thể thấy nội dung giữa Quy hoạch và Giấy phép xây dựng đang bị “ vênh nhau” ở chỗ: Dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 cho Lô đất có ký hiệu L30 của Công ty cổ phần May Lê Trực với các chỉ tiêu quy hoạch: Công trình cao 17 tầng (chưa bao gồm 2 tầng kỹ thuật, tầng mái + tum thang), tổng cộng là 20 tầng với chiều cao tối đa 70m.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cũng đã phê duyệt chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và Phương án thiết kế kiến trúc kèm theo Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 với các chỉ tiêu quy hoạch 20 tầng nổi (gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái, tum thang).

Theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cấp phép xây dựng thì cơ sở pháp lý để cấp phép xây dựng là đồ án quy hoạch 1/500, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc kèm theo đồ án.

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.
Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Dự Án Quy Nhơn Iconic (Bắc Hà Thanh) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư vừa được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai cho giai đoạn 1 từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định theo văn bản số4469/SXD-QLNPTĐT ngày 02/12/2024.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Thị trường căn hộ gia tăng sức nóng khi đáp ứng tốt nhất nhu cầu ở thực. (Ảnh phối cảnh dự án Hanoi Melody Residences)

"Bão giá" chung cư Hà Nội, nên mua nhà ở đâu?

(PLVN) - Trong bối cảnh thị trường chung cư Hà Nội tăng giá chưa có tín hiệu dừng, nhiều người tìm chốn an cư, nhà đầu tư bất động sản vẫn đau đáu với câu hỏi: “Đâu là nơi tốt nhất để sống?” “Đâu là nơi bền vững để đầu tư?”. Thị trường phía Nam, sức hấp dẫn của các căn hộ chuẩn "All - in - on" ở phía Nam Hà Nội đang nóng trong thời gian gần đây liệu có phải là "bến đáp" cho dòng tiền?