Vụ 8B Lê Trực: Công trình bị “gò” vào sai phạm như thế nào?

(PLO) - Theo quy định pháp luật thì công trình 8B Lê Trực không thuộc trường hợp phải xin phép, vậy tại sao vẫn bị yêu cầu lập hồ sơ xin phép? Tại sao Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết vẫn còn nguyên giá trị pháp lý nhưng Hà Nội chỉ căn cứ vào Giấy phép xây dựng chưa rõ đúng – sai để “cắt ngọn” công trình? Đây là những vấn đề rất quan trọng đặt ra trong vụ cưỡng chế phá dỡ công trình 8B Lê Trực mà chưa được giải đáp thấu đáo.
Công trình 8B Lê Trực
Công trình 8B Lê Trực

Giá trị pháp lý của Giấy phép xây dựng có vấn đề?

Sự việc lùng nhùng gây ồn ào dư luận cả năm qua. Vấn đề cần đặt ra ở đây là cả chủ đầu tư và cơ quan nhà nước hãy đặt tinh thần thượng tôn pháp luật lên hàng đầu mà thực hiện đúng quy định. Đừng có “sĩ diện”, có sai, có sửa! Hãy minh bạch xác định căn cứ vi phạm và xử lý vi phạm lúc đó sẽ tạo được sự đồng thuận xã hội, tránh xảy ra oan sai đối với doanh nghiệp.

Chủ đầu tư có cái lý của họ, và họ có cả bằng chứng lẫn căn cứ pháp lý thể hiện rằng họ là người làm đúng luật. Vào năm 2008, Dự án 8B Lê Trực được UBND TP Hà Nội ra Quyết định 2452 phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, cho phép xây 17 tầng, cộng thêm 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái (tổng cộng 20 tầng), với chiều cao tối đa là 70m.

Quả thực, theo điểm c, Điều 19, Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Khoản 1, Điều 27 Nghị định 64/2012; và Điểm e, Khoản 2, Điều 3, Quyết định 79/2007/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội thì đây là dự án không phải xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, chưa rõ lý do gì các cấp chính quyền Hà Nội vẫn yêu cầu chủ đầu tư phải lập hồ sơ để xin phép xây dựng.

Vì vậy, đến ngày 24/3/2014, Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp Giấy phép xây dựng cho công trình 8B Lê Trực, và chỉ cho phép chủ đầu tư xây 18 tầng nổi (bao gồm cả tầng kỹ thuật và tum thang) với chiều cao tối đa là 53m.

Cần phải nhắc rằng, Quyết định 2452 vẫn còn nguyên giá trị pháp lý (cho phép công trình xây cao tối đa 70m) bởi thời điểm đó không có một văn bản nào thay thế, sửa đổi, bổ sung Quyết định này cả; mặt khác, cũng không có văn bản nào quy định các công trình thuộc trường hợp không phải xin phép xây dựng lại phải nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng cả.

Vậy, tại sao công trình 8B Lê Trực theo quy định không thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng mà Sở Xây dựng Hà Nội lại cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình? Chủ đầu tư đã có căn cứ pháp lý đưa ra để biện hộ cho việc làm của họ, còn chính quyền Hà Nội thì sao? Căn cứ vào đâu để yêu cầu chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng vào thời điểm đó?

Các bên phải làm rõ được vấn đề này, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng mới đúng, chứ không thể để tình trạng “làm trước, bít sau”. Chủ đầu tư sai thì phải chấp nhận phá dỡ công trình, nhưng ngược lại nếu chính quyền sai thì phải chịu bồi thường cho chủ đầu tư theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đó là lẽ công bằng!

Nhiều nội dung quan trọng bị...bỏ quên?

Sau những xầm xì từ dư luận, ngày 30/9/2015, UBND TP Hà Nội có Báo cáo dài 12 trang về công tác quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án này gửi Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng có căn cứ đưa ra những chỉ đạo về vụ việc. Tuy nhiên, dường như còn nhiều nội dung quan trọng cần báo cáo Thủ tướng nhưng Hà Nội lại “bỏ quên” khiến dư luận hoài nghi về tính khách quan của Báo cáo.

Tại trang số 3 Báo cáo của Hà Nội gửi Thủ tướng có nêu: “... ô đất L30 (8B Lê Trực) có chức năng: Trung tâm Thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê; Mật độ xây dựng 64%; cao 4-17 tầng...”

Tuy nhiên, xét lại Quyết định 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 thấy, văn bản này cho phép 8B Lê Trực xây dựng: cụm công trình nhà ở 4 tầng, và cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 05 tầng, chiều cao tối đa công trình tuân thủ ý kiến của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (tối đa không quá 70m). Vậy rõ ràng, Báo cáo của Hà Nội với Thủ tướng đã “khuyết” mất thông tin chiều cao tối đa của công trình được phép xây dựng là 70m. Mà đây lại là thông tin quan trọng nhất của Dự án! Bởi trong kỹ thuật xây dựng cũng như hình học thì chiều cao của công trình mới là vấn đề quyết định số tầng.

Dư luận tiếp tục hoài nghi khi UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng rằng: Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội có công văn 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 chấp thuận Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án với chỉ tiêu mật độ xây dựng 64% gồm: Khu nhà thấp tầng (4 tầng, không tính tầng bán hầm và áp mái) và khối công trình hỗn hợp Trung tâm Thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê (cao 17 tầng, giật cấp từ phía Lê Trực đến phía Kim Mã).

Trong khi đó, chủ đầu tư cho biết, thực tế văn bản số 499/QHKT-P3 của Sở Quy hoạch - Kiến Trúc Hà Nội đã chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và Phương án thiết kế kiến trúc với quy mô công trình bao gồm: 17 tầng và 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái (tổng cộng là 20 tầng), chiều cao không quá 70m, có thiết kế hẳn hoi và đã được phê duyệt.

Nếu vậy, tại sao Hà Nội không đưa cụ thể công trình 8B Lê Trực được phép xây dựng 17 tầng cộng thêm 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái vào nội dung Báo cáo Thủ tướng mà chỉ đưa mỗi nội dung công trình được xây 17 tầng vào Báo cáo? Chủ đầu tư một mực kêu oan chính bởi điều này, họ cho rằng Báo cáo Hà Nội gửi Thủ tướng đã bớt đi 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái của công trình, và “nhanh chóng” kết luận công trình sai phạm vượt số tầng, vượt chiều cao gây tổn thất hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Tựu chung lại, mọi thứ cần minh bạch, ai sai thì người đó phải sửa. Tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước sai thì phải bồi thường theo Luật Trách nhiệm của nhà nước; còn chủ đầu tư sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Một câu hỏi lớn được đặt ra? Nếu chủ đầu tư thật sự bị “oan” thì hàng trăm tỷ đồng thiệt hại, tổ chức, cá nhân nào sẽ bồi thường…?

Báo pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật và làm rõ trong những bài tiếp theo./.

Các chuyên gia tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương.

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương

(PLVN) - Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 25 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, sử dụng đến hết năm nay. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, bảng giá đất điều chỉnh đã tạo phản ứng dư luận lớn khi có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ. Liệu giá đất hiện nay đã thực sự tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư” ?
 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Ảnh minh hoạ.

Điểm tựa để tháo gỡ vướng mắc

(PLVN) -   Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án theo Quyết định 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng với TP HCM vừa diễn ra; cho chúng ta thấy một số kinh nghiệm quý báu trong tháo gỡ vướng mắc.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
Ảnh minh hoạ.

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

(PLVN) -  Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối liên vùng làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, sôi động trong tương lai .
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.