Xuất hiện hình thức cho vay P2P: Rủi ro gia tăng theo tiện ích?

(PLO) - Uber, Grap chưa lắng thì tại Việt Nam lại xuất hiện nhiều ứng dụng cho vay ngang hàng (peer to peer-P2P) làm đau đầu các nhà quản lý cũng như hệ thống ngân hàng bán lẻ bởi sự cạnh tranh tín dụng bị đẩy lên cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro vỡ nợ cho nhà đầu tư.

Xu thế của thời đại

Cuộc cách mạng 4.0 đã thổi vào nền kinh tế Việt Nam một luồng gió mới. Xu hướng công nghệ hóa các dịch vụ trong xã hội làm xuất hiện nhiều mô hình công nghệ mang tính ưu việt hơn các dịch vụ truyền thống, điển hình như Uber, Grap, Gomship … và các sản phẩm công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp.

Sự ưu việt của các mô hình này thể hiện ở việc đơn giản hóa các quy trình, đồng thời tăng năng suất lao động dẫn tới giá thành rẻ, tiện lợi hơn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh cao hơn và gay gắt hơn. Hình thức này cũng đặt ra yêu cầu cải cách để tồn tài, phát triển nếu không muốn rơi vào vòng “thanh lọc tự nhiên” đối với các doanh nghiệp tôn thờ phương thức vận hành truyền thống mà xem nhẹ vấn đề số hóa.

Điều này dễ nhận thấy trong cuộc chiến giành thị phần giữa các doanh nghiệp taxi truyền thống với Uber, Grap. Chỉ một thời gian ngắn có mặt tại Việt Nam, Uber, Grap đã khiến giới taxi truyền thống điêu đứng trước việc mất thị phần khi giá cung ứng dịch vụ vận chuyển của Uber, Grap rẻ và tiện lợi hơn.

Trong khi tranh cãi trên thị trường vận chuyển về việc cấm hay không cấm dịch vụ đi chung của Uber hay Grap chưa có dấu hiệu chấm dứt, thì thị trường tài chính đã  “nóng” lên  bởi sự xuất hiện của nhiều ứng dụng cho vay ngang hàng (P2P) đang được dư luận quan tâm như Mofin, Tima, huydong.com...với lãi suất khoảng 10-25%/năm.

Hiểu một cách cụ thể, mô hình này dựa trên nền tảng các dịch vụ online nhằm kết nối giữa nhà đầu tư (NĐT) với người cần vay, có thể là một cá nhân hay một doanh nghiệp. Người cần vay được cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến với mức phí dịch vụ thấp hơn, lãi suất thấp hơn hoặc tương đương hình thức vay truyền thống. Đồng thời, NĐT sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn phần trăm tiền gửi tiết kiệm hay các sản phẩm khác của ngân hàng do quá trình làm thủ tục, thẩm định hồ sơ được đơn giản hóa. 

Cần thận trọng khi sử dụng

Mô hình P2P cũng bao gồm hình thức cho vay đảm bảo (thể chấp) và không đảm bảo (tín chấp) giống với hình thức các ngân hàng đang áp dụng hiện nay. Chỉ khác ở điểm việc thẩm định sẽ được tiến hành trực tuyến và NĐT có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên nền tảng P2P cũng như theo dõi nguồn lợi nhuận từ người được cho vay.

Ngoài ra, hình thức vay không đảm bảo được lưu ý chỉ phù hợp với khoản vay nhỏ, vay tiêu dùng… còn đối với hình thức đảm bảo được dùng cho khoản vay lớn. Người vay buộc phải thế chấp tài sản có giá trị cao mới được chấp thuận. Bù lại, P2P có tính bảo mật thông tin cao dựa trên công nghệ BigData thực hiện vai trò mã hóa, lưu và  kiểm soát tất cả thông tin khách hàng. Qua đó, việc thẩm định thông tin khách hàng sẽ nhanh và rẻ hơn hình thức truyền thống.

Lãi suất được tính dựa trên cơ sở phân tích thông tin tài khoản tín dụng, tài khoản mạng xã hội… và khách hàng sẽ được chia thành các dạng tương ứng như của ngân hàng truyền thống. Hơn nữa, P2P ra đời được xem là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”, làm giảm các hoạt động cho vay trái pháp luật. Nhưng cũng đẩy cuộc cạnh tranh tín dụng với các ngân hàng lên cao điểm khi mức độ rủi ro cho NĐT giảm xuống. 

Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam dù chiếm ưu thế khi cắt giảm nhiều thủ tục hành chính phức tạp nhưng rủi ro đối với nguồn vốn của NĐT trong hình thức P2P thường không được đảm bảo. Nguyên nhân có thể từ sự hình thành non trẻ, vốn của NĐT không được cơ quan chức năng kiểm soát, chưa có nguồn quỹ dự phòng và còn tâm lý e ngại công ty P2P sẽ ôm tiền bỏ chạy. Điều đó đồng nghĩa lợi nhuận cao thì mức độ rủi ro cũng cao, nợ xấu khó kiểm soát hơn. Chưa kể tới nhiều hình thức cho vay online lợi dụng P2P để cho vay trá hình với giá “cắt cổ” thông qua hoạt động cầm đồ, tư vấn tài chính.

Bên cạnh yếu tố tích cực, vẫn còn nhiều lỗ hổng trong công nghệ sẽ là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm công nghệ cao hoạt động. Nỗi lo mất tiền của NĐT không chỉ dừng lại ở việc người đi vay lập hồ sơ giả hay công ty P2P ôm tiền bỏ chạy, mà còn có nguy cơ mất trắng từ hacker khi chiếm quyền quản lý ứng dụng, thay đổi thuật toán và thực hiện rút tiền từ ngân hàng trung gian… Ngoài ra, sự biến tướng theo mô hình đa cấp cũng sẽ đặt ra bài toán đau đầu cho những nhà quản lý khi số hóa dịch vụ là điều tất yếu. 

Ảnh minh hoạ.

Tiếp sức cho người trẻ an cư

(PLVN) -  Sáng 13/6, thị trường bất động sản đón thêm tín hiệu tích cực, sau khi Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 294/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình thị trường bất động sản.
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại quận Tây Hồ (Ảnh: Tiền Phong)

Hà Nội quyết liệt xử lý việc ao hồ bị san lấp trái phép

(PLVN) - Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 8669 về việc kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng người dân, tổ chức lợi dụng thời điểm chuyển tiếp, thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự ý xây dựng công trình trái phép, gây bức xúc dư luận xã hội, xảy ra tại một số địa phương.
Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) -  Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” diễn ra sáng 5/6. Theo Thứ trưởng Sinh, Nghị quyết 201/2025/QH15 mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cũng như giải quyết những khó khăn từ thực tiễn đặt ra.
Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

(PLVN) - Trước nhiều kiến nghị của người dân liên quan đến giá thuê nhà tại các chung cư do TP Hải Phòng đầu tư bằng ngân sách, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã có Thông báo kết luận chính thức, trong đó khẳng định việc tính giá thuê nhà đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng cảnh báo dừng dự án nếu địa phương chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng

(PLVN) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,88%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng nhiều dự án ì ạch, thậm chí chưa giải ngân, Bộ trưởng Trần Hồng Minh ra công điện yêu cầu các địa phương phải dứt điểm các vướng mắc, đặc biệt là công tác mặt bằng. Nếu không cải thiện, các dự án sẽ bị xem xét dừng, giao lại địa phương theo quy định mới.
Chung cư HH1-HH2, HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình

Hải Phòng: Xử lý nghiêm các vi phạm tại các chung cư thuộc tài sản công

(PLVN) - Hiện nay các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn TP Hải Phòng đang bị sử dụng sai mục đích, nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý mua bán, sang nhượng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm nhằm chấn chỉnh việc quản lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công.
Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 1 triệu căn NƠXH đến năm 2030.
Một dự án NƠXH tại TP HCM. (Ảnh: T.Giang)

TP HCM: Đề xuất gỡ vướng vấn đề xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà ở thương mại (NƠTM) không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (NƠXH). Thay vào đó, các CĐT được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất trên hoặc bố trí NƠXH tại các vị trí khác.
Ảnh minh hoạ.

Giải pháp căn cơ với đất ven sông

(PLVN) -  Hà Nội là TP của những dòng sông, nên số lượng đất ven sông, bãi bồi là rất lớn. Theo báo cáo của UBND Hà Nội công bố cuối 2024 cho thấy, chỉ riêng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội đã rộng khoảng 23.551ha, liên quan gần 364 ngàn nhân khẩu, hơn 94 ngàn hộ gia đình.
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được đề xuất làm trụ sở cho P.Yên Sở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Ảnh internet

Một trung tâm thương mại tại Hà Nội sẽ được dùng làm trụ sở phường

(PLVN) - Hà Nội dự kiến sử dụng Trung tâm thương mại Trung Văn làm trụ sở của phường Đại Mỗ mới, nguyên nhân do trên địa bàn phường Trung Văn hiện chỉ có một trụ sở cơ quan hành chính có thể sử dụng, nhưng diện tích lại không đủ để bố trí đầy đủ các cơ quan của phường Đại Mỗ sau sáp nhập.