Những ngày qua, dư luận cả nước rất bức xúc trước sự việc cháu bé Nguyễn Hào Anh, 14 tuổi, bị vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức, ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Tránh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đánh đập, tra tấn dã man bằng nhiều nhục hình như thời trung cổ được phát hiện và đưa lên các phương tiện truyền thông.
Có hàng trăm câu hỏi được độc giả đặt ra để lý giải cho hành động mất nhân tính của đôi vợ chồng này. Chung quy lại, điều khiến dư luận bức xúc nhất là vợ chồng ông chủ trại tôm Minh Đức suy nghĩ gì khi hành động dã man như thế với một đứa bé đáng tuổi con mình? Tại sao chính quyền địa phương lại để một sự việc nghiêm trọng như thế xảy ra một thời gian dài trên địa bàn mà không hề biết?.
Để làm rõ hơn những ý kiến của độc giả ,chiều ngày 4/5, phóng viên đã có buổi làm việc với Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Trưởng văn phòng Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Viện Xã hội học Việt Nam.
Có hàng trăm câu hỏi được độc giả đặt ra để lý giải cho hành động mất nhân tính của đôi vợ chồng này. Chung quy lại, điều khiến dư luận bức xúc nhất là vợ chồng ông chủ trại tôm Minh Đức suy nghĩ gì khi hành động dã man như thế với một đứa bé đáng tuổi con mình? Tại sao chính quyền địa phương lại để một sự việc nghiêm trọng như thế xảy ra một thời gian dài trên địa bàn mà không hề biết?.
Để làm rõ hơn những ý kiến của độc giả ,chiều ngày 4/5, phóng viên đã có buổi làm việc với Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Trưởng văn phòng Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Viện Xã hội học Việt Nam.
Nguyễn Hào Anh bị vợ chồng chủ trại tôm hành hạ thương tâm. (Ảnh: PL TPHCM). |
- Thưa Tiến sĩ, ông có thể cho biết cảm nghĩ của ông về vụ việc cháu Nguyễn Hào Anh bị tra tấn dã man ở Cà Mau vừa qua?
Dù bận đi công tác nhưng tôi cũng được theo dõi vụ việc này qua ti vi. Quả thực đây là một trong những “ca” mà tôi thấy hết sức tàn bạo và rất dã man! Cả hai vợ chồng chủ trại tôm Minh Đức đã không từ bất cứ hành vi nào để tra tấn cháu bé, sự việc lại diễn đi diễn lại trong một thời gian dài, nên đây quả là một “khung hình phạt” thương tâm đối với cháu Hào Anh.
- Ông có thể nói rõ hơn về tâm lý của những kẻ bạo hành có tính chất dã man này? Liệu cái tâm lý này có được cho vào một dạng bệnh không, thưa ông?
Có thể thấy những hành động lấy kìm để bẻ răng cháu bé, cắt đứt 1 phần môi, hất nước sôi vào người cháu, dùng bàn ủi đang nóng ủi lên người cháu hay trói cháu treo lên trần nhà, rồi bắt cháu uống nước tiểu... đều là những hành động có chủ đích chứ không phải “xuất kỳ bất ý” hay chỉ trong lúc nóng giận.
Với những người thần kinh bình thường, người ta sẽ hết sức ngạc nhiên. Dường như là rất khó cắt nghĩa người ta làm cái điều đó để thỏa mãn cái gì? Phải chăng là một cái tâm thế đến mức bệnh hoạn bởi những hình phạt mà vợ chồng này đưa ra có lẽ chỉ diễn ra trong lịch sử giữa những lãnh chúa và nô lệ mà thôi.
Khi người ta biến sự hành hạ con người thành những thú vui của mình thì đó thật là một tâm lý không bình thường. Một sự thỏa mãn có nhận thức nhưng lại tưởng chừng như vô thức. Sự việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, tôi cho rằng đó là những người thần kinh ít nhất là không bình thường và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cái từ "bệnh hoạn" được. Bởi vì đây là một cặp vợ chồng trẻ, chủ một trại tôm giống, không phải là người nghèo, không bị những hối thúc của đời thường… do đó có thể cho rằng đây là những biến thái của một tâm lý bệnh hoạn.
- Với em Nguyễn Hào Anh, Tiến sĩ có thể cho biết tâm lý của em bị ảnh hưởng thế nào từ sự việc này và dư chấn của nó về sau?
Tôi cho rằng, trẻ em 14 tuổi nếu như là trẻ em được học hành bình thường, được tiếp xúc với cuốc sống hniều hơn mới có một tinh thần phản kháng cao hơn. Còn đối với Hào Anh, tôi nghĩ đó là một cháu bé bị giam hãm ở đây để giúp việc cho họ và không có tinh thần đối ngoại. Hiểu biết của cháu bé có lẽ ở mức tối thiểu. Tôi không dám chắc là có thiểu năng hay không nhưng chắc chắn hiểu biết của em ít, sức lực về mặt sinh học cũng chưa trưởng thành. Con người ta sống trong môi trường bệnh hoạn cũng rất dễ bị lôi kéo theo sự bệnh hoạn, có nghĩa là cậu bé cũng bị kéo theo cái “cuộc chơi hả hê” của cặp vợ chồng đó mà không hề có sự phản kháng và ý thức được quyền của mình.
Dù bận đi công tác nhưng tôi cũng được theo dõi vụ việc này qua ti vi. Quả thực đây là một trong những “ca” mà tôi thấy hết sức tàn bạo và rất dã man! Cả hai vợ chồng chủ trại tôm Minh Đức đã không từ bất cứ hành vi nào để tra tấn cháu bé, sự việc lại diễn đi diễn lại trong một thời gian dài, nên đây quả là một “khung hình phạt” thương tâm đối với cháu Hào Anh.
- Ông có thể nói rõ hơn về tâm lý của những kẻ bạo hành có tính chất dã man này? Liệu cái tâm lý này có được cho vào một dạng bệnh không, thưa ông?
Có thể thấy những hành động lấy kìm để bẻ răng cháu bé, cắt đứt 1 phần môi, hất nước sôi vào người cháu, dùng bàn ủi đang nóng ủi lên người cháu hay trói cháu treo lên trần nhà, rồi bắt cháu uống nước tiểu... đều là những hành động có chủ đích chứ không phải “xuất kỳ bất ý” hay chỉ trong lúc nóng giận.
Với những người thần kinh bình thường, người ta sẽ hết sức ngạc nhiên. Dường như là rất khó cắt nghĩa người ta làm cái điều đó để thỏa mãn cái gì? Phải chăng là một cái tâm thế đến mức bệnh hoạn bởi những hình phạt mà vợ chồng này đưa ra có lẽ chỉ diễn ra trong lịch sử giữa những lãnh chúa và nô lệ mà thôi.
Khi người ta biến sự hành hạ con người thành những thú vui của mình thì đó thật là một tâm lý không bình thường. Một sự thỏa mãn có nhận thức nhưng lại tưởng chừng như vô thức. Sự việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, tôi cho rằng đó là những người thần kinh ít nhất là không bình thường và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cái từ "bệnh hoạn" được. Bởi vì đây là một cặp vợ chồng trẻ, chủ một trại tôm giống, không phải là người nghèo, không bị những hối thúc của đời thường… do đó có thể cho rằng đây là những biến thái của một tâm lý bệnh hoạn.
- Với em Nguyễn Hào Anh, Tiến sĩ có thể cho biết tâm lý của em bị ảnh hưởng thế nào từ sự việc này và dư chấn của nó về sau?
Tôi cho rằng, trẻ em 14 tuổi nếu như là trẻ em được học hành bình thường, được tiếp xúc với cuốc sống hniều hơn mới có một tinh thần phản kháng cao hơn. Còn đối với Hào Anh, tôi nghĩ đó là một cháu bé bị giam hãm ở đây để giúp việc cho họ và không có tinh thần đối ngoại. Hiểu biết của cháu bé có lẽ ở mức tối thiểu. Tôi không dám chắc là có thiểu năng hay không nhưng chắc chắn hiểu biết của em ít, sức lực về mặt sinh học cũng chưa trưởng thành. Con người ta sống trong môi trường bệnh hoạn cũng rất dễ bị lôi kéo theo sự bệnh hoạn, có nghĩa là cậu bé cũng bị kéo theo cái “cuộc chơi hả hê” của cặp vợ chồng đó mà không hề có sự phản kháng và ý thức được quyền của mình.
- Thưa Tiến sĩ, ngoài vụ việc mới nhất ở đây còn có hai vụ bạo hành dã man khác đối với trẻ nhỏ đã từng được đưa ra ánh sáng, đó là vụ vợ chồng chủ quán phở ở Thanh Xuân hành hạ em Nguyễn Thị Bình và vụ bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa hành hạ những đứa trẻ mà chính chị ta nhận trông giữ, đã được Đài PTTH tỉnh Đồng Nai quay clip thì đâu được coi là vụ việc nghiêm trọng hơn cả? Theo như những gì tôi theo dõi và theo trật tự thời gian thì vụ việc vừa xảy ra ở Cà Mau có mức độ ghê gớm hơn cả vì nạn nhân bị tra tấn trong một thời gian dài và với những biện pháp không thể tưởng tượng được. Đối với vụ em Nguyễn Thị Bình, do em đã đến giai đoạn trưởng thành, tức là đã đủ nhận thức để có những phản kháng nhất định với những hành vi hành hung của chủ quán phở. Ở đây, vấn đề là tại phường được nhìn nhận là công tác bảo vệ sức khỏe trẻ em là tốt, nhưng quá trình theo dõi sát sao thì lại thiếu trách nhiệm để tình trạng em Bình bị bạo hành mà không phát hiện được. Còn vụ bảo mẫu hành hạ trẻ ở Đồng Nai chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ về mặt hành động và hậu quả đối với người bị hại chưa đạt đến độ "dã man", nhưng về tâm lý tình cảm thì hành vi của một người trông trẻ như vậy khiến dư luận bức xúc. Nhất là các cháu bị bảo mẫu dùng những phát tát trời giáng mới chỉ từ 1 đến 2 tuổi - lứa tuổi đang cần được nâng niu và chiều chuộng. Trở lại vụ việc xảy ra ở Cà Mau, dễ thấy đây là khu vực khá lạc hậu, mức sống và trình độ dân trí còn có hạn chế. Vụ việc này là một hồi chuông cảnh báo sẽ còn nhiều trường hợp khác đang bị chính môi trường kia "che giấu". Chúng ta nên nhìn nhận nó ở một tầm vĩ mô để có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề này. Nhưng điều quan trọng hơn cả đó là chúng ta phải tìm hiểu xem tại sao vụ việc xảy ra lâu và thường xuyên như vậy mà đến bây giờ mới được phát hiện. Phải chăng chính môi trường sống, điều kiện lạc hậu đã tiếp tay cho những con người có những hành động tra tấn dã man kia. Điều này cần phải có sự nghiên cứu của các cơ quan chức năng nhà nước về mặt quản lý và theo dõi. - Viện Xã hội học và bản thân Tiến sĩ đã đề ra những hướng nghiên cứu nào về hiện tượng này? Ở đây chúng tôi nghiên cứu đến sự phát triển và lành mạnh hóa của cộng đồng nên những vụ việc này luôn được chúng tôi quan tâm để từ đó nhìn nó trên một môi trường rộng hơn. Chúng tôi vẫn thường xuyên phối hợp với các Viện Nghiên cứu Dân số và Gia đình và Trẻ em; Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em; Vụ bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội... từ đó nó đặt ra vấn đề là khi nào xã hội chúng ta còn kém phát triển thì khi đó vẫn còn có những "bạn đồng hành" của những trò tra tấn bệnh hoạn và dã man này.- Với tư cách là một người cha, người mẹ trong gia đình, Tiến sĩ có suy nghĩ gì về những vụ việc này? Thực sự ban đầu khi nghe vụ việc tôi không tin. Nhưng khi được báo chí đưa tin tôi mới thực sự thấy đó là sự việc hết sức ghê tởm. Họ không có con cái hay sao mà lại hành hạ người khác đến mức như vậy. Thật đau lòng và trăn trở lớn nhất của tôi cũng như nhiều gia đình khác đó chính là làm sao tạo ra được những môi trường sống lành mạnh và an toàn cho trẻ nhỏ. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Châu Á và là quốc gia thứ tư trên Thế giới đã tham gia kí Công ước quốc tế về Quyền trẻ em cho nên chúng ta cần phải thúc đẩy hơn nữa việc theo dõi, phát hiện và nghiêm trị những vụ việc này. Phải có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành để chúng ta làm tròn nhiệm vụ và những trách nhiệm mà chúng ta đã tham gia trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Dương Hoàng Lãng
Theo VTC news