Bi - hài dạy và học ngoại ngữ (kỳ 2)

Không có giáo trình chuẩn nên khi triển khai đề án dạy thí điểm tiếng Anh cấp tiểu học của Bộ GD-ĐT, nhiều trường phân chia lớp học theo hai giáo trình: lớp 1 - 2 học theo giáo trình tiếng Anh fonic, lớp 3 - 5 học theo giáo trình của Bộ GD-ĐT.

Không có giáo trình chuẩn nên khi triển khai đề án dạy thí điểm tiếng Anh cấp tiểu học của Bộ GD-ĐT, nhiều trường phân chia lớp học theo hai giáo trình: lớp 1 - 2 học theo giáo trình tiếng Anh fonic, lớp 3 - 5 học theo giáo trình của Bộ GD-ĐT. [links()]Kỳ 2: Lúng túng phương pháp giảng dạy Trong khi đó đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ hiện nay chủ yếu là hợp đồng, trình độ không đồng đều và khá lúng túng về phương pháp giảng dạy.Dạy chay ngoại ngữ Trong đợt tập huấn giáo viên triển khai dạy ngoại ngữ từ bậc tiểu học do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây, lãnh đạo hầu hết các trường trên cả nước đều than khổ vì cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ rất thiếu thốn. Dù được đánh giá có cơ sở vật chất khá hơn nhiêu so với nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, nhưng ông Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cát Linh vẫn thẳng thắn thừa nhận “mới có một phòng dành riêng học ngoại ngữ”. Hơn nữa trang thiết bị còn rất sơ sài chỉ có một số bộ máy tính, một màn hình và một máy chiếu. Tranh ảnh minh họa, đĩa VCD cũng thiếu và chủ yếu do giáo viên tự lo. “Số lượng đồ dùng do Bộ GD-ĐT cấp rất ít và cấp đã lâu nên hầu hết đã bị hỏng”, ông Hợp giải thích. Do thiếu đồ dùng học tập việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường chủ yếu là học chay và nặng về ngữ pháp. Trong khi đó chương trình giảng dạy không có giờ ngoại khóa để học sinh được thực hành kỹ năng giao tiếp. Theo ông Hợp, đây là nguyên nhân việc Bộ GD-ĐT yêu cầu các các trường đưa ngoại ngữ vào giảng dạy nhưng chưa có một chương trình hướng dẫn cụ thể.
Nhiều học trò tìm đến trung tâm học với giáo viên nước ngoài. Ảnh: Kim Anh
Nhiều học trò tìm đến trung tâm học với giáo viên nước ngoài. Ảnh: Kim Anh
Giảng dạy kém hấp dẫn Hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ trong các trường rất yếu về kỹ năng phát âm và giao tiếp. Nhiều giáo viên ngoại ngữ thiếu hẳn sự tự tin, kỹ năng giao tiếp nên rất khó dạy trẻ. Việc dạy ngoại ngữ chủ yếu luyện mẫu câu, trong khi đó, mục đích của việc dạy và học tiếng Anh khi kết thúc cấp tiểu học là học sinh có thể giao tiếp tốt”, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Trãi cho biết. Trong khi đó, cách dạy ngoại ngữ của người nước ngoài hấp dẫn học sinh hơn nhiều. Cách học thông qua hoạt động chứ không học tĩnh. Khi tương tác, giáo viên nước ngoài rất tôn trọng học trò, giúp học trò tự tin, tạo tâm lý thoải mái cho người học. Đây là lí do khiến các em học sinh không mặn mà học ngoại ngữ ở trường mà thường theo học ở các trung tâm ngoại ngữ dù mức học phí khá cao khoảng 4 - 5 triệu đồng một khóa học. “Học ở trung tâm em được giao tiếp nhiều hơn, giúp em tự tin, phản xạ nhanh hơn và cũng lên trình nhanh hơn”, Đình Đức, một học sinh ở Cầu Giấy đang theo học tại Trung tâm ngoại ngữ Apollo chia sẻ.
Theo Đất việt

Đọc thêm