Lưu ý khi dùng tủ lạnh khi mới mua về
Nếu bạn cắm điện và dùng tủ lạnh ngay khi vừa vận chuyển tủ lạnh trong quá trình vận chuyển dễ gây tình trạng sốc điện. Vì vậy, nên lưu ý một số điểm sau đây khi mới mua tủ lạnh về:
- Vị trí tủ lạnh cần để nơi hợp lí, tránh gần các thiết bị nhà bếp như bếp ga, máy giặt...hạn chế việc di chuyển tủ nhiều lần.
- Bề mặt đặt tủ lạnh phải chắc chắn, bằng phẳng để tủ được ổn định trong suốt quá trình sử dụng
- Đặt tủ lạnh ổn định, không cắm điện trong ít nhất 2 giờ.
- Sau 2 giờ, bạn cắm điện và để số nhỏ nhất cho tủ chạy không tải trong 24 giờ. Tức là, bạn sẽ không đặt thực phẩm hay bất cứ thứ gì vào tủ.
Điều này nhằm đảm bảo tủ sẽ quen dần với chế độ làm việc, không đột ngột làm việc quá tải để làm lạnh một lượng lớn thực phẩm, gây hỏng tủ. Đồng thời cũng giúp thức ăn của bạn không bị ám mùi nhựa và lượng không khí không tốt bị thải ra từ chiếc tủ mới.
- Sau mỗi 4 tiếng, bạn mở cửa tủ để hơi lạnh thoát ra mang theo mùi nhựa của tủ lạnh mới ra ngoài mang đến không khí tươi mới, sạch sẽ cho tủ.
- Sau 24 giờ tủ chạy không tải, bạn dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ bề mặt bên trong tủ.
- Bắt đầu cho thực phẩm vào tủ và sử dụng bình thường.
Lưu ý để tiết kiệm điện
1. Làm đá trong Tủ lạnh:
– Quá trình kết đông sẽ xẩy ra chủ yếu bằng dẫn lạnh qua đường đáy, khay sau đó lan toả đến bề mặt xung quanh khay và kéo theo làm khuôn phần giữa nước khay sẽ đông sau cùng
– Chiều cao nước trong khay đá – Để tránh bị lấy đá khó nên lót dưới lớp nhựa (sàn) một miếng nhựa mỏng – đặt khay lên. Khi cho nước vào cần lau khô đáy của khay và sàn
2. Bảo quản tủ lạnh:
– Sau hai tuần ,bạn cần phải cho tủ lạnh nghỉ ngơi đôi chút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF) thời gian nghỉ có thể là 15-30 phút… sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.
– Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ theo tuần tự: Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra. Đưa các thực phẩm ,khay ,giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Phá tuyết trên giàn lạnh đối với tủ làm lạnh trực tiếp (mở cửa tủ để tuyết tan). Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch …khăn bông sạch ,một miếng xốp ( bọt biển ) để cọ ướt ,lau khô.
– Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ lạnh, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tu lanh . Ta cũng có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.
– Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước…để cọ rửa).
Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm… làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ). Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng
– Giảm tiêu hao điện năng của tủ lạnh: Không mở của tủ nhiều lần… và thời gian mở tủ lâu quá mức cần thiết. Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ. Không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Không che kín các giá để thực phẩm trong tủ
– Bí quyết kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh: Tay bạn phải thật sạch (không dính dầu mỡ). Đặt tủ nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phia sau.
Đặt cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo lưu không làm mát dàn. Không dùng giấy vải, phủ kín dàn ngưng dàn nóng.
Các chất lỏng bảo quản trong hộp có nắp đậy kín để chống bay hơi làm tăng nhanh lớp tuyết tan bám trên giàn lạnh.
Không để trong tủ các chất axit -bazo gay ăn mòn tủ (đặc biệt các chất chay nổ tủ lạnh làm bằng nhôm dẫn đến mất ga). Khi mở của tủ không để luống gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.
3. Bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh:
Căn cứ vào các chỉ dẫn ghi bên ngoài Tủ Lạnh ta nên để thực phẩm vào đúng vị trí của nó, để thực phẩm ở nhiệt độ cần thiết.
– Nên làm sạch các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ.
– Các loại thịt cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày phải để vào ngăn kết đông(đông lạnh) nơi có nhiệt độ thấp hơn (-60C…-120C-180C).
– Phần lớn các loại rau quả cà chua …rau khoai ..chanh,chuối ..đu đủ cằn bảo quản dưỡi 6-100C. Phải bảo quản trong túi Ny lông chống bay hơi bề mặt, bị khô héo, làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của nó.
– Ngăn dưới của tủ lạnh thường dùng để bảo quản cả loại rau hoa quả và thức ăn chín trong thời gian ngắn hơn. Nhiệt độ ở trong các ngăn này chỉ cho phép bảo quản thức ăn từ 1-2 ngày đặc biệt là thịt cá cùng nhữg thực phẩm chế biến từ thịt cá. Vì ở nhiệt độ >00C các thức ăn dễ bị phân hủy hoặc lên men.
– Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như pho mát… bơ… sữa… thịt, cá… cần được sử dụng trong túi ny lông hoặc hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ.
– Các loại thức ăn mặn, canh, thịt kho cần phải sử dụng trong các hộp có nắp đậy kín mới cho vào tủ lạnh. Vì với các loại thức ăn này nếu không có nắp đậy .khi mất điện tuyết trong tủ sẽ rơi vào đồng thời nhiệt độ sẽ tăng dần lên kín thức ăn sẽ bị thiu. Với thức ăn mặn hơi mặn sẽ bay lên gây hiên tượng ăn mòn tủ lạnh.
– Bọc thực phẩm thật chặt bằng 2 lớp nylon (loại màng bọc thực phẩm) hoặc dùng giấy bọc thật kín trước khi để chúng vào tủ lạnh, tránh để không khí lọt vào bên trong.
– Bảo quản trứng trong hộp bìa cứng thay vì để chúng ở ngăn đựng trứng ngay cửa tủ lạnh.
– Không rửa rau xanh, trái cây (những sản phẩm tươi) nếu bạn chưa cần dùng đến. Cho chúng vào các bao nhựa có đục lỗ, sẽ bảo quản được lâu hơn. Không nên bảo quản chuối trong tủ lạnh.
– Cần chú ý đến sự lưu thông của không khí trong tủ lạnh, đừng cố nhồi nhét mọi thứ vào khiến tủ lạnh bị quá tải. Nếu không khí không được tuần hoàn tốt, tủ lạnh của bạn sẽ khó giữ được nhiệt độ ổn định.– Dự trữ thức ăn nấu sẵn trong các hộp nhựa kín khoảng 2 giờ sau khi nấu và nên dùng trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
– Để thức ăn và thực phẩm dự trữ ở những ngăn riêng biệt với nhau.
– Khoai tây và hành tây nên để ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để trong tủ lạnh hoặc khu vực phía dưới bồn rửa chén vì hơi ẩm sẽ làm chúng mau bị hư, thối.
– Kiểm tra hạn sử dụng hoặc ngày bán trên bao bì của thực phẩm. Cần lưu ý là hạn sử dụng sẽ không còn giá trị một khi bao bì của sản phẩm đã bị mở.
– Ngày “sử dụng tốt nhất trước…” là một chỉ dẫn đáng tin cậy mà bạn nên nghe theo khi sử dụng những sản phẩm được đóng gói sẵn.
– Bảo quản phần thịt cá sống trong túi nylon hoặc dùng giấy bọc thật kín và để ở ngăn kệ thấp nhất trong tủ lạnh. Điều này giúp giữ cho phần nước nhỏ ra từ cá, thịt không rơi vào những thực phẩm khác trong tủ lạnh.
4. Xử lý những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh:
– Chúng ta thường hay gặp những trường hợp hỏng hóc ở tủ lạnh. Bạn có thể tự sửa những hỏng hóc nhỏ này, không cần phải mang ra cửa hàng sửa chữa hay nhờ thợ.
– Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc.
– Tủ không lạnh: Hiện tượng này là do chúng ta để thực phẩm quá nhiều, vị trí núm công tắc rơ-le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn.
– Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay được: Chúng ta có thể kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ quạt có bị đứt không và kiểm tra lại công tắc quạt.
– Hệ thống bánh răng của bộ định giờ xả tuyết bị hỏng, tiếp xúc không tốt: Chúng ta kiểm tra lại, nếu không quay thì nên thay mới.
– Tiếp điểm của rơ-le xả tuyết không tốt hoặc lắp không chính xác: Chúng ta kiểm tra lại, phải để mặt có nhôm áp sát vào dàn lạnh.
– Khi khởi động hay tắt tủ nghe tiếng kêu: Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ.
Các bạn hãy lưu ý và sử dụng đúng cách với tủ lạnh nhé. Tiền điện tháng sau của bạn sẽ giảm đáng kể đấy./.