QTV - Một người Trung Quốc đã trả cái giá gây sốc cho chiếc bình gốm cổ tưởng chừng vô giá trị. Người chủ cũ khóc òa vì vui sướng do trước đó, họ chỉ dám mơ đến một triệu USD là cùng.
Tối thứ năm vừa rồi, những người quan tâm đến cổ vật quý đã đến chật kín một ngôi nhà hai tầng gần ga tàu điện ngầm West Ruislip, London để tham dự cuộc đấu giá chiếc bình cổ xuất xứ từ Trung Quốc.
|
Người đàn ông Trung Quốc mặc quần bò xanh hàng đầu đã trả tới 69 triệu USD cho chiếc bình gốm. Ảnh: The Sun |
Đó là một chiếc bình trang nhã với họa tiết con cá ở phía trước và những đường vân mạ vàng vòng quanh. Đáy bình có in hình dấu triện của Hoàng đế Trung hoa.
Người đàn ông sở hữu chiếc bình này đã thừa kế nó từ bác mình là một nhà thám hiểm thường đi về vùng Viễn Đông. Khi ông qua đời hồi đầu năm, bình được chuyển giao cho em gái, người phụ nữ già 70 tuổi. Gia đình bà lâu nay chỉ xem nó là một chiếc bình đẹp nhưng vô giá trị, cất giữ trên nóc tủ sách như vật trang trí.
Do đó, người phụ nữ 70 tuổi đã rất sốc khi mang đến cho nhà đấu giá, họ dự đoán sẽ bán được với giá khoảng trên dưới một triệu USD.
|
Chiếc bình gốm Trung hoa có giá 69 triệu USD. Ảnh: The Sun |
Tuy nhiên, điều cả nhà đấu giá lẫn bà cụ không ngờ là sau phiên đấu giá 30 phút căng thẳng, nhát búa cuối cùng ấn định con số mà họ chưa từng dám nghĩ tới, 69 triệu USD. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay cho một tác phẩm nghệ thuật đến từ châu Á.
Chủ tịch của nhà đấu giá kể lại với tờ The Sun của Anh: "Người phụ nữ òa khóc nức nở khi phiên đấu giá kết thúc, đến nỗi chúng tôi phải mang bà ra ngoài phòng để hít thở không khí. Bà ấy khóc và nói rằng ước gí điều này xảy ra 30 năm trước đây". Mặc dù họ sẽ phải nộp khoảng 19 triệu USD tiền phí và các loại thuế, nhưng đây vẫn là khoản tiền khổng lồ đối với gia đình trung lưu này.
Ngay cả người chủ trì phiên đấu giá, ông Peter Bainbridge đã phấn khích đến nỗi làm vỡ cả búa khi gõ ấn định giá 69 triệu USD.
|
Chiếc búa bị gãy khi người chủ trì phiên đấu giá quá phấn khích với cái giá đắt chưa từng có. Ảnh: AP |
Theo nhà đấu giá, chiếc bình này có từ những năm 1740, thuộc triều đại vua Càn Long. Trả cái giá cuối cùng là một người Trung Quốc, tuy nhiên nhà đấu giá tin rằng người này chỉ là đại diện mua hộ cho ai đó.
Theo VnExpress