Bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu: Không thể lơ là

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6 và được xem là mức tăng thấp nhất từ đầu năm đến nay và so với cùng kỳ các năm trở lại đây. Việc kiềm chế tốc độ tăng giá do nguyên nhân chính là chỉ số giá lương thực giảm mạnh do nguồn cung  dồi dào, các hàng hoá thiết yếu khác như nhà ở, xăng dầu, gas cũng có chiều hướng giảm do ảnh hưởng của xu thế giảm giá trên thế giới... Trong khi đó, Bộ Công Thương vẫn đưa ra dự báo về yêu cầu bình ổn giá từ nay đến cuối năm do những lo ngại về việc lạm phát thường tăng vào dịp cuối năm và thiên tai cũng khiến giá cả một số mặt hàng sẽ nhích lên.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6 và được xem là mức tăng thấp nhất từ đầu năm đến nay và so với cùng kỳ các năm trở lại đây. Việc kiềm chế tốc độ tăng giá do nguyên nhân chính là chỉ số giá lương thực giảm mạnh do nguồn cung  dồi dào, các hàng hoá thiết yếu khác như nhà ở, xăng dầu, gas cũng có chiều hướng giảm do ảnh hưởng của xu thế giảm giá trên thế giới... Trong khi đó, Bộ Công Thương vẫn đưa ra dự báo về yêu cầu bình ổn giá từ nay đến cuối năm do những lo ngại về việc lạm phát thường tăng vào dịp cuối năm và thiên tai cũng khiến giá cả một số mặt hàng sẽ nhích lên.

Không đột biến giá, nhưng khó lường

Hàng trăm mặt hàng phục vụ năm học mới đang được bán giảm giá tại TPHCM.  Ảnh: Internet
Hàng trăm mặt hàng phục vụ năm học mới đang được bán giảm giá tại TPHCM. Ảnh: Internet

Theo Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong tháng 7, theo nhận định của Tổ điều hành thị trường, giá cả thị trường tiếp tục xu hướng ổn định hoặc dao động ở mức thấp, qua diễn biến CPI tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6, đưa chỉ số CPI 7 tháng đầu năm so với tháng 12-2009 tăng 4,84%. Tuy nhiên, vấn đề bình ổn giá vẫn không thể xem nhẹ. Ông Nguyễn Lộc An - Trưởng phòng Tổng hợp Vụ Chính sách thị trường trong nước - cho biết: Nhìn vào diễn biến của các mặt hàng trong nước thì có thể thấy rõ, mặt hàng lương thực do nguồn cung tăng mạnh, trong khi cầu giảm, nên giá gạo XK đang tiếp tục giảm nhẹ; trong khi giá thực phẩm lại có xu hướng tăng nhẹ do dịch bệnh trên vật nuôi giảm dần.

Một số mặt hàng có diễn biến phức tạp như mặt hàng sữa thế giới có lúc tăng, lúc giảm, nhưng giá sữa trong nước luôn đứng ở mức cao. Mặt hàng đường trắng có xu hướng tăng do tác động của đồng USD giảm giá. Mặt hàng thép cũng tiềm ẩn những biến động khó lường, do có thông tin các nhà cung cấp nguyên liệu thoả thuận giá và ký hợp đồng với các nhà sản xuất thép lớn trên thế giới theo quý, đồng thời một số nhà sản xuất có động thái cắt giảm sản lượng cung ứng. Theo dự báo, chỉ số CPI tháng 8 có khả năng sẽ tăng khoảng 0,1-0,2%.

Lạm phát sẽ trong tầm kiểm soát

Bộ Công Thương nhận định, từ nay đến cuối năm, CPI nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu đề ra, cả năm không vượt quá 8% (bình quân các tháng còn lại CPI sẽ không tăng quá 0,5%/tháng, kể cả những tháng giáp tết). Tuy nhiên, bộ cũng cho rằng, có một số tín hiệu lo ngại về nhu cầu hàng hoá thế giới chưa thể hồi phục nhanh trở lại sau khi chính phủ một số nước dự kiến sẽ giảm bớt hoặc rút lại các gói kích thích kinh tế. Việc Trung Quốc cho phép đồng nội tệ lên giá trên thị trường tự do, sẽ có tác động trực tiếp đến giá nhiều loại hàng hóa, vật liệu VN hiện đang phải nhập khẩu từ nước này. Bên cạnh đó, không thể xem nhẹ thời tiết, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường, mùa mưa bão sắp tới cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung một số hàng hóa trong nhóm hàng thiết yếu. Hơn nữa, việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép sẽ tác động đến giá cả thị trường.  Vì vậy, trước mắt, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương, vẫn yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với bộ, ngành liên quan và chính quyền các địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo đúng Pháp lệnh Giá, kiểm tra giám sát để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành đúng các quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giá. Ông An cho biết, bộ sẽ chỉ đạo các địa phương - nhất là các thành phố lớn như HN, TPHCM, Đà Nẵng tiếp tục sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chủ lực cung ứng hàng hoá trên địa bàn thực hiện chương trình bình ổn giá và triển khai phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu, đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng, với mức giảm giá từ 10-15% so với giá thị trường./.

theo Lao Động

Đọc thêm