Thông tin từ cơ quan chức năng Canada và từ tháng 3 tới đây Ủy ban Châu Âu cấm bình sữa dành cho trẻ em chứa bisphenol - A (BPA), chất có thể ảnh hưởng tới nội tiết của trẻ, đang làm nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Nhưng trao đổi với báo giới, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Công Khẩn cho rằng VN chưa cấm bình sữa chứa BPA.
Chưa phát hiện sản phẩm “phạm quy”
Khảo sát thị trường ngay sau thông tin nhiều nước cấm sử dụng BPA sản xuất bình sữa cho trẻ em, chúng tôi thấy đã có nhiều bậc cha mẹ lo ngại đi đổi hoặc mua bình sữa mới cho trẻ.
Tại siêu thị Fivimart (Hà Nội) hay tại một số cửa hàng bán sản phẩm cho mẹ và bé ở TP.HCM, trong số hàng chục loại bình sữa được bày bán có các nhãn bình sữa nhập khẩu từ Hàn Quốc, Anh và Đức công bố “BPA free” (không chứa BPA). Các loại bình sữa khác dù công bố “đạt tiêu chuẩn châu Âu” nhưng không thấy nhắc đến tiêu chuẩn BPA.
Nhưng trao đổi với báo giới, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Công Khẩn cho rằng VN chưa cấm bình sữa chứa BPA.
Chưa phát hiện sản phẩm “phạm quy”
Khảo sát thị trường ngay sau thông tin nhiều nước cấm sử dụng BPA sản xuất bình sữa cho trẻ em, chúng tôi thấy đã có nhiều bậc cha mẹ lo ngại đi đổi hoặc mua bình sữa mới cho trẻ.
Tại siêu thị Fivimart (Hà Nội) hay tại một số cửa hàng bán sản phẩm cho mẹ và bé ở TP.HCM, trong số hàng chục loại bình sữa được bày bán có các nhãn bình sữa nhập khẩu từ Hàn Quốc, Anh và Đức công bố “BPA free” (không chứa BPA). Các loại bình sữa khác dù công bố “đạt tiêu chuẩn châu Âu” nhưng không thấy nhắc đến tiêu chuẩn BPA.
Nhiều phụ huynh đã mua bình sữa “không BPA” sau thông tin về sự độc hại của BPA trong bình sữa - (Ảnh: N.C.T) |
Ông Lê Trường Giang, Viện Hóa học, cho hay BPA là chất thường được sử dụng trong sản xuất hộp nhựa cứng, trong hoặc tráng bên trong hộp nhựa, kim loại để bảo quản, chống ăn mòn, chống thấm. Ông Giang cũng cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy BPA ảnh hưởng đến sự phát triển cấu trúc não bộ, phá vỡ cân bằng nội tiết.
Ngoài ra, BPA còn có khả năng ảnh hưởng đến hành vi xã hội, rối loạn thần kinh và khả năng sinh sản nếu bị phơi nhiễm dài hạn. Ông Giang trích dẫn các nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng của BPA có tính di truyền và kéo dài ít nhất ba thế hệ.
Trao đổi với báo giới ông Nguyễn Công Khẩn cho biết hiện VN áp dụng tiêu chuẩn Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế), cho phép BPA ở mức 0,05mg/kg vật liệu. Theo ông Khẩn, hiện chưa có bằng chứng về hàm lượng BPA là bao nhiêu sẽ gây độc đến trẻ em, nhưng ý kiến nhiều nhà chuyên môn châu Âu đề nghị cấm bình sữa chứa BPA, kể cả trường hợp hàm lượng rất nhỏ vì những lý do kể trên. Do áp dụng hệ tiêu chuẩn Codex, VN đang chờ cuộc họp tháng 3 tới của Codex và trong trường hợp Codex cấm BPA, VN sẽ áp dụng.
“Sản phẩm bình sữa, hộp đựng thức ăn cho trẻ em nhập khẩu không phải kiểm tra nhà nước nhưng thuộc nhóm phải hậu kiểm. Các cuộc kiểm tra tại Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm với nhóm bình sữa nhập khẩu, chưa phát hiện sản phẩm có hàm lượng BPA trên 0,05mg/kg vật liệu.
Tuy nhiên, không loại trừ trên thị trường có sản phẩm bình sữa trôi nổi, không công bố tiêu chuẩn chất lượng”- ông Khẩn nói.
Nên sử dụng bình sữa thủy tinh
Trên thị trường hiện cũng có một số sản phẩm bình sữa thủy tinh, tuy nặng và đắt hơn bình sữa bằng nhựa. Bên cạnh đó là bình sữa bằng nhựa trong, rất nhẹ và cứng nhưng không ghi tên nhà nhập khẩu, nơi sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm bằng tiếng Việt. Loại bình sữa này giá rất rẻ, chỉ 30.000đ/bình.
Ông Nguyễn Công Khẩn cho rằng các bà mẹ nên chú ý nuôi con bằng sữa mẹ, vừa an toàn, tăng đề kháng và giảm mắc các bệnh đường ruột cho trẻ, vừa tiết kiệm chi phí vì sữa công thức rất hay tăng giá. Đến khi mẹ phải đi làm, bé được cho ăn giặm và uống sữa công thức, các bà mẹ nên tập cho bé ăn bằng muỗng hoặc bình sữa thủy tinh.
Theo ông Khẩn, trong một tháng vừa qua các khảo sát chất lượng chất bảo quản, đồ đựng thực phẩm, phụ gia thực phẩm... chưa phát hiện mẫu không an toàn. Ông Lê Trường Giang cũng cho rằng trước những kết quả nghiên cứu về tác hại của BPA với trẻ em, rất nên có lộ trình loại hẳn chất này trong quá trình sản xuất, đặc biệt ở nhóm sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em thì không nên sử dụng sản phẩm nhựa có chứa BPA.
Theo Lan Anh
Tuổi Trẻ