Bộ Giáo dục ra văn bản trái Luật

Tuần vừa rồi, thông tư 04 yêu cầu người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào của Bộ GD-ĐT trước mùa thi 2013 đã gây nghi ngờ về tính công khai, minh bạch của ngành này.

Tuần vừa rồi, thông tư 04 yêu cầu người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào của Bộ GD-ĐT trước mùa thi 2013 đã gây nghi ngờ về tính công khai, minh bạch của ngành này.

Các sỹ tử sẽ bước vào kỳ thi nhiều thay đổi của năm 2013

Hoang mang

Đây là quy định mới nhất bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành. Theo quy định này, người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi chỉ được gửi bằng chứng cho cơ quan có thẩm quyền kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý.

Cụ thể, nơi tiếp nhận thông tin bằng chứng về vi phạm quy chế thi là Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố) và Thanh tra giáo dục các cấp.

Điều này đã được Văn phòng Chính phủ khẳng định là trái với Luật Khiếu nại, tố cáo, trong đó nêu rõ công dân có quyền tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền, không có điều nào bắt buộc vi phạm ngành nào chỉ được tố cáo đến cơ quan quản lý ngành đó.

Luật Khiếu nại, tố cáo cũng cho phép người dân phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền bất kỳ lúc nào, chứ không giới hạn thời gian như trong Thông tư 04 của Bộ GD-ĐT.

Trước sự việc này, Bộ GD-ĐT bãi bỏ quy định người có bằng chứng về vi phạm Quy chế thi không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất cứ hình thức nào trong vòng 7 ngày, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng.

Thay vào đó, Bộ GD-ĐT chỉ nêu: “Việc tiếp nhận và xử lý tố cáo các vi phạm Quy chế thi được thực hiện theo pháp luật về tố cáo”. Kèm theo đó, Bộ GD-ĐT cũng rút lại quy định xử lý kỷ luật với hình thức huỷ kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm, đối với người cung cấp thông tin không đúng quy định ở Thông tư 04 nói trên.

Đi thi hay đi chống tiêu cực?

Ai cũng biết, ngành giáo dục hiện nay đang “nợ” người dân câu hỏi lớn: thành tích “gần 100%” đỗ tốt nghiệp là thực chất hay thành tích?

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, khi ra quy định này, động cơ của Bộ là rất tốt vì mong muốn kỳ thi diễn ra nghiêm túc, xã hội được tham gia giám sát, nhưng cách làm còn gây nhiều băn khoăn, tranh cãi, nên Bộ cần nghiên cứu kỹ để chỉ đạo.

 Nếu cho thí sinh mang máy quay vào phòng thi, chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các trường. Bởi cán bộ coi thi cũng khó phân biệt đâu là máy quay được phép mang vào, đâu là máy quay không được phép bởi có cả trăm loại máy ghi hình khác nhau.

Hơn nữa, vấn đề an ninh kỳ thi cũng sẽ không đảm bảo nếu có những học sinh kém mang máy quay vào phòng thi với ý đồ dọa người này, người kia sẽ gây lôn xộn trong phòng thi. Sau kỳ thi, nếu thí sinh mang clip đó ra để tống tiền, hoặc đòi bạn cho xem bài thì nguy. Năm ngoái chỉ một hiện tượng Đồi Ngô đã quá mệt mỏi rồi.

Cần đặt camera vào các phòng thi

Trước hết theo quan điểm của TS Tùng Lâm, để chống bệnh thành tích cần tin vào các trường. Để thi cho thật sự nghiêm túc, để đánh giá đúng năng lực học sinh chỉ cần một kì thi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, nếu cứ để như hiện nay, các trường, các tỉnh cứ nhìn vào nhau để “ nâng” thành tích lên thì học sinh sẽ không cần học vẫn đỗ tốt nghiệp.  Với phân tích từ thực tế hiện nay, dù là kỳ thi nào (tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh ĐH, CĐ) thì chúng ta vẫn chỉ tập trung đánh giá kiến thức một số môn nhất định (cụ thể là 3 môn đối với từng TS) trong bậc học phổ thông, thì “vô hình chung” đã tác động đến tình trạng học lệch của TS ở các năm cuối cấp THPT.

Muốn làm được như vậy, cách tổ chức thi phải thật nghiêm túc, không cần liên trường mà trường nào thi trường đó. Giám thị có thể thay đổi tùy theo cơ chế. Tất cả các phòng thi đều đặt camera ( hiện nay camera của Trung Quốc chỉ khoảng 300 ngàn thì không thể gọi là tốn kém để đạt được chất lượng của kì thi). Phải dùng công nghệ để khách quan hóa kì thi.

 Kết quả thi tốt nghiệp này sẽ được ghi rõ vào trong hồ sơ tốt nghiệp của học sinh, học sinh có thể dùng kết quả này đến đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.

Tùy theo nhu cầu của mỗi trường mà các trường đưa ra yêu cầu về mức điểm ở các môn học phổ thông- môn học nào, điểm cao thấp bao nhiêu- từ đó xét tuyển thí sinh vào trường hoặc thông qua các đợt kiểm tra riêng, chứ không cần tổ chức thi chung rầm rộ, tốn kém, căng thẳng như hiện nay. Các trường có thể tuyển được thí sinh phù hợp và Bộ sẽ không phải lo điểm sàn gây khó khăn cho tuyển sinh như hiện nay.

Đồng thời, để hạn chế trong tiêu cực thi cử trước hết phải làm cho người học thấy được vai trò mình là người tự giác học, có học mới có kiến thức, không có chuyện cả năm không học và chỉ ngồi đợi đối phó với kỳ thi. Nếu vẫn còn tình trạng “ngồi chờ” này thì chuyện “nóng” trong thi cử sẽ không thể chấm  dứt. Và Bộ GD không cần đợi tới 2015 để có những kì thi thực sự trong sáng.

Nếu cứ thi như thế này, dù học sinh có mang các loại camera với tính chất cá nhân vào phòng thi thì căn bệnh thành tích với những “ châm trước” vẫn không hề… thay đổi.

Trong khi đó, chỉ cần một chiếc camera cho mỗi phòng thi, lương tâm người thầy được làm đúng nghề, không phải lo các trường, các tỉnh nhìn nhau kết qua ngót nghét “ trăm phần trăm”. Theo tôi, nên đặt camera vào tất cả phòng thi, nếu cần có thể xem lại, bởi chúng ta không thể chỉ trông chờ vào báo cáo của các trường được mà phải dựa vào công nghệ thì các trường sẽ làm nghiêm túc ngay. Bộ nên nghiên cứu kỹ hơn, thấu đáo hơn quy định này để có sự chỉ đạo kịp thời ngay trong năm học này-  TS Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị…

Uyên Na

Đọc thêm