Bữa cơm chiều cuối năm

Hàng năm, cứ sau ngày ông Táo về trời và khi công việc đồng áng đã vãn, mẹ tôi lại giục các con lo dọn dẹp nhà cửa, lau chùi các bình hoa, bát nhang trên ban thờ để chuẩn bị đón Tết. Chúng tôi khi đó cũng được nghỉ học, dọn nhà đón Tết trong tâm trạng hân hoan, hồi hộp. Bởi nhà tôi nghèo, vì vậy chỉ có mấy hôm Tết là được ăn no.

Hàng năm, cứ sau ngày ông Táo về trời và khi công việc đồng áng đã vãn, mẹ tôi lại giục các con lo dọn dẹp nhà cửa, lau chùi các bình hoa, bát nhang trên ban thờ để chuẩn bị đón Tết. Chúng tôi khi đó cũng được nghỉ học, dọn nhà đón Tết trong tâm trạng hân hoan, hồi hộp. Bởi nhà tôi nghèo, vì vậy chỉ có mấy hôm Tết là được ăn no.

 Bữa cơm chiều cuối năm thường là bữa đầu tiên trong mấy ngày Tết. Cả nhà sum vầy đủ đầy bên mâm thức ăn ngon. Mẹ biết anh em chúng tôi háo hức, mong ngóng và đang tuổi ăn, tuổi lớn nên chuẩn bị bữa cơm tất niên bao giờ cũng thịnh soạn, nhiều thức ăn hơn cả mấy ngày Tết. Khi  mâm cỗ cúng được đưa từ ban thờ xuống, cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Khi ấy tôi thấy, ánh mắt và nụ cười mẹ ngời sáng nhìn đàn con say sưa thưởng thức...

Lớn lên, chị em tôi đều xa quê kiếm sống. Năm ấy, chị cả tôi đi làm mãi tận trong Sài Gòn do lỡ tàu xe không về kịp, nên bữa cơm tất niên cả nhà kém vui. Mấy anh em chúng tôi ăn cũng cảm thấy không ngon mặc dù thức ăn đầy mâm. Khi cả nhà ngồi uống nước, mẹ bùi ngùi ao ước: “Giá mà tàu xe được thuận tiện...”. Mãi tới tận sáng sớm mùng một Tết, chị tôi mới tất tưởi về tới nhà mà nước mắt rưng rưng...

Giờ tàu xe thuận tiện hơn nhiều, chúng tôi có thể lựa chọn nhiều phương tiện để về quê đón Tết. Vì vậy, nỗi lo của người xa quê không kịp về sum vầy bên mâm cơm chiều tất niên do chậm tàu xe dường như đã vơi đi...  

Theo: banduong.vn

Đọc thêm