Bước tiến tín dụng chính sách ở Đắk Lắk

(PLVN) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có những bước tiến đáng ghi nhận.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, Đắk Lắk.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, Đắk Lắk.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các cấp uỷ, chính quyền đã chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách cho vay, tạo sự thống nhất, đồng thuận toàn xã hội trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Gia đình anh Phạm Văn Thắng (thôn Đông Xuân, xã Eablang, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư cải tạo 1,2ha vườn trồng cà phê, tiêu, sầu riêng, cho hiệu quả kinh tế cao.
 Gia đình anh Phạm Văn Thắng (thôn Đông Xuân, xã Eablang, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư cải tạo 1,2ha vườn trồng cà phê, tiêu, sầu riêng, cho hiệu quả kinh tế cao.  

Tính đến tháng 12/2020, dư nợ cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đạt 5.202 tỷ đồng, với 159.461 hộ vay còn dư nợ. Trong đó, dư nợ ủy thác thông qua Hội Nông dân đạt 1.639 tỷ đồng, với 49.900 hộ, dư nợ ủy thác thông qua Hội Phụ nữ là 1.708 tỷ đồng với 51.911 hộ, dư nợ ủy thác thông qua Hội Cựu chiến binh là 956 tỷ đồng, với 29.226 hộ, dư nợ ủy thác thông qua Đoàn Thanh niên là 899 tỷ đồng, với 28.302 hộ.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng (xã Phú Lộc, huyện Krông Năng) vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư cải tạo, chăm sóc 4ha vườn cây ăn quả, cà phê, mỗi năm thu hàng chục tấn cà phê và các loại quả.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng (xã Phú Lộc, huyện Krông Năng) vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư cải tạo, chăm sóc 4ha vườn cây ăn quả, cà phê, mỗi năm thu hàng chục tấn cà phê và các loại quả. 
Gia đình chị Hay Hkuk, dân tộc Ê Đê, ở buôn Trang Xa, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư chăm sóc 1,5ha cà phê, gia đình có việc làm, tăng thu nhập.
 Gia đình chị Hay Hkuk, dân tộc Ê Đê, ở buôn Trang Xa, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư chăm sóc 1,5ha cà phê, gia đình có việc làm, tăng thu nhập.
Gia đình ông Hoàng Xuân Năm (thôn Lộc An, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng) vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư cải tạo 1,2ha vườn đồi trồng, chăm sóc hồ tiêu, cà phê và nhiều loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Hoàng Xuân Năm (thôn Lộc An, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng) vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư cải tạo 1,2ha vườn đồi trồng, chăm sóc hồ tiêu, cà phê và nhiều loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao. 

Đọc thêm