C.T Group đầu tư 200 triệu USD để giảm áp lực sân bay Tân Sơn Nhất

(PLO) - Những ngày gần đây, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tiếp tục trở thành điểm nóng của dư luận xã hội. Yêu cầu giải tỏa áp lực, tắc nghẽn ở khu vực này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hình ảnh hành khách chen chúc, xô đẩy, mệt nhoài trở nên thực sự ám ảnh, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến mọi người, là hình ảnh chưa đẹp cho Việt Nam. Đã có hàng ngàn cuộc thảo luận nhưng vẫn chưa có giải pháp tốt, cần có sự chung tay chung sức của toàn xã hội để giải quyết, xã hội hóa là một xu thế tất yếu để phát triển.  
Khu phức hợp dịch vụ hàng không SS1 sẽ góp phần giải tỏa áp lực đáng kể cho sân bay Tân Sơn Nhất
Khu phức hợp dịch vụ hàng không SS1 sẽ góp phần giải tỏa áp lực đáng kể cho sân bay Tân Sơn Nhất

Trong tình hình đó, Tập đoàn C.T Group đã chủ động khởi công khu phức hợp tổ hợp dịch vụ hàng không mang tên Tàu vũ trụ số 1 - SS1 trên diện tích đất 8ha ở đường Trường Chinh, phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất nhằm góp phần giảm áp lực cho sân bay một cách nhanh chóng nhất. 

Là doanh nghiệp đi đầu về các giải pháp phát triển đô thị toàn diện, SS1 (Space Ship One) là dự án C.T Group đi tiên phong trong việc góp phần giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất. SS1 sẽ bao gồm: Nhà chờ dành cho hành khách, khu vực checkin, Trung tâm Hội nghị, các Trung tâm thương mại, dịch vụ, hệ thống các food court, hệ thống giải trí, khu vực lưu trú cho khách quá cảnh, khu phục hồi sức khỏe, khu hậu cần. Đặc biệt, SS1 có bãi xe ngầm rộng đến 70.000m2 để khách gửi xe và đi xe buýt qua sân bay. 

Đồng thời, điểm nhấn đặc biệt của SS1 còn là đường hầm nối liền với ga Metro số 9 chui qua đường Trường Chinh. Khách đi Metro vào sân bay sẽ thông qua trạm trung chuyển SS1 và có xe buýt đi đường riêng vào sân bay. 

SS1 với vốn đầu tư hơn 200 triệu USD giúp tiết kiệm được cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng
SS1 với vốn đầu tư hơn 200 triệu USD giúp tiết kiệm được cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng

Với tổng số vốn đầu tư lên đến 200 triệu USD, SS1 sẽ là giải pháp mang tính lâu dài không chỉ góp phần cùng với thành phố hoàn thiện quy hoạch khu vực sân bay, giảm đáng kể áp lực cho chính sân bay Tân Sơn Nhất mà còn đóng góp rất nhiều tiện ích cho ngành du lịch, phát triển hệ thống Metro. Đặc biệt, tiết kiệm được cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Thay vì Nhà nước phải chi nhiều ngàn tỷ đồng để đầu tư với nhiều thủ tục dẫn đến sự chậm trễ, thì nay C.T Group đã đứng ra gánh vác và hoàn thành trong 18 tháng, doanh nghiệp chỉ cần Nhà nước động viên hỗ trợ. CT group cũng đã có văn bản xin được đặt quầy thủ tục checkin trong SS1 và có tuyến xe buýt chạy đường nội bộ để đưa hành khách vào trong sân bay. 

Để tài trợ cho dự án, C.T Group sẽ ký kết với Quỹ đầu tư Real Cappital của Nhật Bản tại Tokyo trong ngày 5/6/2017 với sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 

Chủ tịch Tập đoàn C.T Group ký kết với Quỹ đầu tư Real Cappital - Nhật Bản tại Tokyo với sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Chủ tịch Tập đoàn C.T Group ký kết với Quỹ đầu tư Real Cappital - Nhật Bản tại Tokyo với sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Đây thực sự là một tin vui cho Bộ Giao thông, Bộ Tài chính, TP Hồ Chí Minh và cả nước. Một mô hình xã hội hóa để phát triển nhanh chóng cần được nhân rộng. Nếu chúng ta có đề án xã hội hóa một số phần sân bay Long Thành thì chắn chắn Nhà nước sẽ không cần đến 16 tỷ USD và có thể thực hiện nhanh hơn rất nhiều. 

Đọc thêm