Hà Nội ưu tiên hoàn chỉnh các tuyến vành đai 2, vành đai 3 theo hướng đi trên cao, đoạn vành đai 4 từ QL32 - QL6 và QL6 - QL1.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT Thành phố, Hà Nội cần khoảng 10 tỷ USD vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong 5 năm (2011-2015).
Để bảo đảm nguồn vốn này, thành phố sẽ vay vốn ODA, phát hành trái phiếu, áp dụng các hình thức đầu tư như BT, BOT, lấy quỹ đất phát triển hạ tầng...
Trong đó, năm 2011 ưu tiên cho việc hoàn chỉnh các tuyến vành đai 2, vành đai 3 theo hướng đi trên cao là chính như đoạn VĐ4 từ QL32 – QL6 và QL6 - QL1. Cải tạo, mở rộng các quốc hướng tâm như QL 1A cũ từ Văn Điển – Cầu Giẽ, QL 6 từ Ba La – Xuân Mai; QL3 cũ, QL2 (Phủ Lỗ - Bắc Thăng Long); Trục Tây Thăng Long (qua Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây) và Hoàng Quốc Việt kéo dài
Thành phố xác định một số trục chính đô thị quan trọng để đầu tư như Ô Chợ Dừa – Voi Phục – Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái; Hoàn chỉnh tuyến Cát Linh – La Thành – Thái Hà, Văn Cao – Hồ Tây; Núi Trúc – Sơn Tây; Bảo tàng Dân tộc học – Phú Đô – Yên Thành – Thái Hà…
Ngoài ra, Hà Nội sẽ tiến hành cải tạo các đường quốc lộ hướng tâm, đường cao tốc, tạo điều kiện cho phân luồng từ xã gồm: QL 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên; Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; Tuyến trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam; Tuyến trục phía Nam; Đường Nhật Tân - Nội Bài; Vành đai cầu Thanh Trì đến Hưng Yên, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, đường Lê Văn Lương kéo dài.
Thành phố cũng cải tạo chống xuống cấp đồng bộ trên một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và tuyến đường nội đô nhằm tăng cường lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông như: Đường 417 (83), đường 429 (73), QL21B, đường Phù Đổng, Đông Hội, Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, đường 412 (90)…
Sửa chữa lớn hoặc xây dựng mới các cầu: Cầu Quan, Cầu Qủa, Cầu Đông Mô, Hòa Lạc (QL21), Cầu Am, Cầu Triều, Cầu Ngà (70), Cầu Lạc Trung, Cầu Trắng (Hoàng Mai)… Xén dải phân cách mở rộng tuyến đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến…